Chia sẻ chi tiết về sinh hoạt và chi phí khi đi cách ly theo dõi tại khách sạn do nhiễm Covid (Phần 2)

Tiếp theo phần 1 lần trước, trong phần 2 này, bạn L sẽ chia sẻ chi tiết hơn về sinh hoạt cũng như những vấn đề cần lưu ý khi đi cách ly điều trị tại khách sạn do nhiễm Covid.
+ Không có bất cứ sự tiếp xúc trực tiếp nào giữa người-người
+ Tất cả liên lạc đều dựa trên thông tin liên lạc (điện thoại IP được hotel chuẩn bị sẵn, điện thoại bàn, đều để sẵn ở riêng từng phòng)
+ Việc Báo cáo tình hình sức khỏe, hay Thăm khám, Hướng dẫn thuốc… đều được liên lạc qua điện thoại (Có thể gọi Audio hoặc Video call)
+ Thời gian tiếp nhận và hỗ trợ từ Nhân viên Y tế tại Hotel(看護師): 24/24, tất cả các ngày trong tuần (Không có ngày nghỉ, Thời gian nghỉ)
+ Thời gian hỗ trợ những việc liên quan tới Hotel事務- (trang thiết bị, gửi nhận đồ từ bên ngoài vào, cung cấp đồ ăn theo mong muốn ngoài thực phẩm được cung cấp): đến 21:00 hàng ngày
+Tất cả hoạt động đều dựa trên TINH THẦN TỰ GIÁC-TIN TƯỞNG của mỗi người(Sẽ giải thích ở dưới)
A. Chi phí sinh hoạt tại hotel:
Miễn phí toàn bộ 100% (Giống cách ly ở Việt Nam giai đoạn đầu nhé)
Sinh hoạt phí như ăn uống tại hotel theo quy định, Thuốc, Thực phẩm y tế (khi được chỉ thị sử dụng) trong thời gian lưu trú tại khách sạn
Việc của bạn chỉ cần xách vali đến và lấy chìa khóa, đi lên phòng ngồi chờ. Những chuyện còn lại của thế giới sẽ có người khác lo, kể cả ăn, đi lại, hay chia sẻ tâm sự buồn vui đau ốm (Nhân viên y tế看護師 và nhân viên khách sạn 事務)
B. Đồ ăn – Thuốc (theo chỉ định)
– Ngoài cái thiết bị sử dụng ở trong phòng, thì trong thời gian cách ly bạn sẽ được cung cấp (miễn phí) những đồ sau đây
+ Đồ ăn hàng ngày (Cái này sẽ đề cập chi tiết ở dưới)
+ Thực phẩm đi kèm ngoài 3 bữa chính
+ Đồ uống: Nước lọc đóng chai 500ml (có thể lấy không giới hạn số lượng), Nước hoa quả đóng hộp (loại nhỏ, 1 hộp/người/ngày)
+ Thuốc chữa bệnh & các sản phẩm y tế không phải thuốc:
Thuốc cúm sốt ho đau đầu chóng mặt đau lưng mỏi vai,… tất cả các triệu chứng xuất hiện và cần sự hỗ trợ thuốc
Các thực phẩm phục vụ cho quá trình hồi phục sức khỏe theo chỉ thị của Y tá bác sỹ (phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của mỗi người): Miếng dán hạ sốt, Nước /Thạch điện giải, Các loại bánh cân bằng năng lương (khi bạn không ăn được)
C. Wifi
Tùy từng phòng mà wifi mạnh hay yếu khác nhau. Mình đã ở 2 phòng, thì 1 phòng có kèm theo cả Router (Cục chia wifi) trong phòng thì wifi rất mạnh, còn phòng còn lại thì chỉ dùng wifi chung thì yếu hơn, thậm chí đến web cũng không load được.
Bù lại, tất cả các ID wifi ở Hotel đều dùng chung được (Mặc dù có tên ID mà mật khẩu riêng từng phòng, nhưng đều được cung cấp cho tất cả cá phòng. Cái này mình biết khi xem giấy Hướng dẫn ID và pass wifi để trong phòng mình. Với mỗi khách sạn sẽ có chế độ khác nhau, nếu bạn không thể sử dụng dc wifi trong phòng thì có thể gọi hỗ trợ từ phía Văn phòng ở Hotel – Số điện thoại được lưu trong điện thoại IP Hotel cung cấp, hoặc gọi máy bàn xuống Lễ tân cũng được)
Khi mới vào Hotel mình quen việc wifi và mật khẩu riêng từng phòng nên dùng được 2 ngày thì wifi phòng mình yếu quá không load được web, nên mình chuyển qua dùng 4G từ điện thoai. Đến khi gần hết Data 4G thì mình mới đọc lại tờ Hướng dẫn Wifi (ID và Pass) thì mới biết tất cả các ID đều dùng lẫn lộn của nhau được, vì Mật khẩu được công khai.
Sau khi chuyển sang phòng thứ 2 thì ID wifi số của phóng đó rất yếu nên mình đã login thử vào các phòng khác, thì thường sẽ có phòng wifi rất mạnh. Cái nào thấy ok mình có thể dùng được. Tuy nhiên điều này mình nghĩ sẽ khác nhau ở các khách sạn khác nhau. Có một vài người bạn Nhật của mình có phản hồi lại là Wifi ở Hotel rát yếu và không dùng được, nên họ phải mang theo hoặc nhờ người nhà gửi vaof Cục wifi cầm tay (Pocket wifi).
Vậy nên mình cũng khuyến khích các bạn nếu có pocket wifi thì mang đi theo.
D. Các thiết bị khác trong phòng: tivi, Tủ lạnh, máy sấy, ấm đun nước
E. Những thiết bị/dụng cụ được trang bị để phục vụ cho việc Kiểm tra sức khỏe và báo cáo tình hình sức khở hàng ngày
-Máy đo huyết áp (Để ở khu vực công cộng tầng 1)
-Máy đo nồng độ oxi trong máu (dụng cụ nhỏ kẹp ngón tay ấy)
-Điện thoại Iphone (Hệ thống báo cáo online, có lưu sẵn số điện thoại của nhân viên hỗ trợ y tế và nhân viên văn phòng khách sạn)
Tất cả những đồ này bạn được dùng thoải mái trong thời gian ở Hotel. Sau khi hết thời gian cách ly bạn phải trả lại vào nơi quy định (theo Hướng dẫn Nhân viên y tế)
(Để tránh lây nhiễm. Có thể mỗi khách sạn sẽ cung cấp đồ dùng khác nhau, bạn nên hỏi lại chi tiết bên Hokensho trước khi đi nhé)
– Khăn mặt
– Khăn tắm
– Quần áo
Còn lại các đồ khác đều có (Sữa tắm, Dầu gội, bàn chải đánh răng, kem đánh răng, lượt, dao cạo râu, giấy ăn, giấy toilet, xà phòng giặt, lược, máy sấy, dép đi trong phòng và khách sạn 2 đôi, ti vi, tủ lạnh, có Wifi, có phòng có kèm cả cục phát wifi)
Do cũng có sự chuẩn bị từ trước, đồng thời cũng nhận được sự tư vấn từ 2 anh chị mình đề cập ở trên, nên ngay từ này 10&11/1-2 ngày trước khi đi cách ly, mình đã thu xếp đầy đủ tất cả những đồ thiết yếu và đóng gọn vào trong vali size M, tất cả đồ dùng đủ cho 1 tuần (mặc dù dự kiến cách ly 5 ngày thôi)
Là con gái nên có thể lích kích nhiều đồ hơn các bạn nam. Sau kinh nghiệm cách ly ở khách sạn 12 ngày liên tục, mình sẽ liệt kê ra đây tất cả những đồ NÊN mang theo khi bạn được đi cách ly ở Hotel
1, Đồ dùng cá nhân
-Quần áo:
Trong suốt thời gian cách ly không được ra khỏi phòng, phòng luôn ấm nóng và rất khô, không được gây tiếng ồn nên không cần mang nhiều quần áo, hay quần áo dày, nặng, thực ra quần áo sẽ không bẩn, thậm chí 2-3 ngày giặt 1 lần cũng ok
+ 2 bộ ngủ loại mỏng, nhẹ và gọn (heatech), 1 quần nỉ+ áo khoác nỉ hoặc áo lông cừu siêu nhẹ (dùng khi đi xuống sảnh lấy đồ ăn thôi), 1 áo phao siêu nhẹ (phòng trời rét lúc hết cách li phải tự đi về)
+1 áo cộc tay, 1 quần ngắn (Trong Hotel mình ở, dù ngoài trời mưa lạnh 1 độ nhưng vì phòng kín, điều hòa tổng nên trong phòng có thời điểm buổi trưa đến tôi rất nóng. Thậm chí trong suốt thời gian ở Hotel, ngoài lúc họp online thì mình toàn mặc quần đùi áo cộc làm việc). Ngoài ra áo cộc các bạn có thể xở luôn áo dài tay hoặc áo khoác ra ngoài khi họp hoặc xuống sảnh lấy đồ ăn, vẫn đảm bảo tiện dụng, không mất diện tích hành lý vì có thể mặc luôn trên người.
+ Đồ chip
+ Riêng đối với bạn nào vẫn làm việc online hàng ngày, môi trường văn phòng chỉn chu thì nên mang thêm ít nhất 2 áo sơ mi chuyên dùng để làm việc online (camera máy tính chỉ quay nửa trên, còn quần thì các bạn vẫn có thể mặc tùy sở thích)
(Mình ở hotel thời gian khá dài nên đồ ngủ hôm nào giặt luôn hôm đó, phơi luôn trong phòng, sáng sau là khô đét vì phòng rất nóng. Do tránh truyền nhiễm lây lan nên sẽ không có dịch vụ giặt ủi đồ trong Hotel nhé)
-Khăn tắm, khăn mặt (nên mang loại mỏng, dễ giặt và nhanh khô. Khăn mặt, khăn tắm dạng khăn xô của em bé là sự lựa chọn ok nhé)
-Mỹ phẩm: Lotion, Kem dưỡng da, Đắp mặt (Trong hotel rất khô, lại không được mở cửa sổ hay ra ngoài, nên không khí khá bí, da bị khô hơn bình thường)
-Dầu gội, sữa tắm, kem đánh răng, bàn chải cá nhân (đối với nữ thì mang theo BVS hoặc dung dịch VSPN nhé)
2, Thực phẩm
– Hoa quả tươi để được lâu (Cam, quýt, táo, bưởi…), dao gọt hoa quả
– Bột rau 青汁,
– Gói súp Miso ăn liền
– Mỳ tôm
– Thịt hộp, cá hộp
– Hoa quả nhiều vitamin C
– Gừng tươi, hoặc ô mai gừng
– Muối hạt (Để súc họng hoặc ngâm bồn, ngâm chân cùng gừng…)
– Bánh kẹo bạn vẫn hay ăn vặt (Mình chỉ một ít mang hạt hạnh nhân, táo đỏ vừa pha trà vừa ăn được)
3, Thuốc
-Cúm, sốt hoặc các loại thuốc bạn vẫn hay dùng. Mình không uống thuốc tây nên chỉ mua dự phòng duy nhất Tylenol
– Miếng dán sốt
4, Phương tiện thông tin
-Điện thoại di động, sạc
-Laptop làm việc, sạc máy tính
-Pocket wifi (đề phòng trường hợp wifi khách sạn yếu không dùng được)
5. Giấy tờ
-Khi cách ly ở Khách sạn sẽ không cần sử dụng đến cứ giấy tờ nào (vì không có thủ tục nào liên quan tới giấy tờ cá nhân, cũng không có cơ hội gặp ai trực tiếp nên không dùng đến. Tuy nhiên, đồ quan trọng thì nên mang theo người để phòng khi dùng đến)
-Các giấy tờ quan trọng luôn mang theo người (Thẻ bảo hiểm, Thẻ Lưu trú, Hộ chiếu…)
-Tiền hoặc Thẻ tàu (Để trả tiền vé vì lúc hết thời gian cách ly phải tự đi về nhà bằng phương tiện công cộng, nếu bạn có gia đình hoặc bạn bè đón xe riêng thì không cần)
Ngày đầu tiên, sau khi nhận phòng khoảng 30 phút sau thì Y tá và Quản lý Hotel gọi điện thoại, 2 người là 2 lần nói chuyện, mỗi lần 15-20 phút
Nội dung hướng dẫn:
– Sử dụng phòng, wifi và hỏi xem cần gì khác không
– Ký và nộp giấy xác nhận đã check in hotel
– Sinh hoạt trong thời gian cách li (Thời gian báo cáo sức khỏe hàng ngày, Thời gian ăn-uống, Liên lạc…)
-Cách dùng phần mềm trong điện thoại để báo cáo hàng ngày
(Tất cả chi tiết đều được ghi đầy đủ trong nội dung và hình ảnh, trong tài liệu được phát khi mới vào hotel. Khoảng 10 tờ A4, 100% tiếng Nhật)
Nhiễm covid là điều mình không bao giờ nghĩ tới, nhưng cảm ơn thời gian đã qua đó đã giúp cho mình ngộ ra nhiều điều về xã hội Nhật, về nơi mình đã từng có những điều chưa hài lòng, nhưng giữa lúc Không gia đình, bản thân dính bệnh dịch, thì chính những người mình hay phàn nàn này, họ đã cứu mình. Cứu sống không chỉ 1 cuộc đời mà còn cả tinh thần của 1 con người. Chỉ có thể là cảm ơn, và cố gắng sống tốt giúp nhiều người khác hơn để đáp lại những đặc ân mà nước Nhật đã ban cho mình.
Chúc mọi người luôn vui-khỏe-có ích nhé!

=============================

Các bạn có thể hỏi thêm về khám và điều trị bệnh tại Nhật theo các địa chỉ dưới đây:

Tại Nhật:

Công ty Wap
– Địa chỉ: Tokyo, Minato-ku, Shirokanedai 3-16-11, Minegishi Build 3F
– Sdt: (+81) 3-6687-1033
– Hotline (tiếng việt) : (+81) 80-9679-3939

Tại Việt Nam:
Văn phòng đại diện WAP tại Việt Nam (TOMO-MED)
– Địa chỉ: tầng 3 – Espace – tòa nhà SAVINA, số 1 Đinh Lễ, Hà Nội.
– Hotline: (+84) 904-529-276