Quy trình tham khảo ý kiến của bác sĩ tại Nhật về kết quả chẩn đoán bệnh ở Việt Nam

Thời gian gần đây, Japan Medical Gate nhận được nhiều tin nhắn của bệnh nhân/ người nhà bệnh nhân ở Việt Nam hỏi về quy trình cần làm khi muốn tham khảo ý kiến của bác sĩ tại Nhật về kết quả chẩn đoán cũng như hướng điều trị bệnh mà họ nhận được từ các bác sĩ ở Việt Nam.

Để mọi người có cái nhìn rõ hơn về quy trình này, Japan Medical Gate xin tóm tắt lại ngắn gọn trong bài viết dưới đây.

====================

Sau khi nhận được kết quả chẩn đoán bệnh (bao gồm các kết quả xét nghiệm, chụp chiếu) cũng như hướng điều trị bệnh từ các bác sĩ ở Việt Nam, bệnh nhân cần cân nhắc xem mình muốn nhận được sự tư vấn của các bác sĩ Nhật theo hướng nào trong 2 hướng dưới đây:

– Phương án 1: Muốn tìm một phương án điều trị mới khả quan hơn phương án điều trị mà bác sĩ phía Việt Nam đưa ra. Nếu phía Nhật có phương án đó thì sẽ sang Nhật để điều trị.
– Phương án 2: Chỉ muốn hỏi ý kiến của các bác sĩ ở Nhật về kết quả chẩn đoán cũng như hướng điều trị của các bác sĩ Việt Nam theo dạng hỏi second opinion (ý kiến thứ 2).

Hai phương án này sẽ khác nhau đôi chút về quy trình, cũng như có những điểm lợi và bất cập riêng.

✅Phương án 1:

Để các bác sĩ có thể tư vấn điều trị chính xác, bệnh nhân cần gửi toàn bộ hồ sơ bệnh án, kể từ lúc phát hiện ra bệnh, quá trình điều trị cũng như phim chụp sang cho công ty dịch vụ y tế trung gian. Công ty sẽ dịch sang tiếng Nhật, gửi cho bệnh viện, đặt lịch khám, sau đó bệnh nhân sẽ xin visa sang Nhật để xét nghiệm lại và điều trị theo phác đồ mà bên Nhật đưa ra. Thời gian kể từ lúc bệnh nhân gửi hồ sơ cho bệnh viện đến lúc được tư vấn trung bình sẽ mất từ 3 tuần tới 1 tháng.

--> Phương án này có điểm lợi là kết quả chẩn đoán của bác sĩ Nhật sẽ dựa trên kết quả xét nghiệm, chụp chiếu tại chính bệnh viện Nhật nên sẽ đảm bảo khách quan, chính xác, độc lập với kết quả chẩn đoán ở Việt Nam. Tuy vậy, bệnh nhân cần làm thủ tục visa và trực tiếp bay sang Nhật nên sẽ mất nhiều thời gian hơn, cũng như chi phí tốn kém hơn. Nhiều trường hợp hướng điều trị mà phía Nhật đưa ra có thể cũng không khác nhiều so với bên Việt Nam.

✅ Phương án 2:

Để xin second opinion, bệnh nhân cũng chuẩn bị toàn bộ hồ sơ bệnh án cho công ty dịch vụ y tế. Công ty sẽ tổng hợp lại và gửi bệnh viện, sau khi bệnh viện xem xét sẽ đưa ra tư vấn dựa trên cơ sở thông tin mà bệnh nhân cung cấp. Phần nghe ý kiến này bệnh nhân có thể nghe trực tiếp từ bác sĩ qua Skype, hoặc có thể nhờ công ty y tế trung gian đi nghe và truyền đạt lại.

--> Phương án này có điểm lợi là sẽ xin được đánh giá về tình trạng hiện tại của bệnh nhân cũng như tính hiệu quả của phương án điều trị mà phía Việt Nam đưa ra trong thời gian ngắn, không mất chi phí đi lại sang Nhật, không cần phải chờ xin visa,…Bác sĩ Nhật sẽ đưa ra phương án điều trị mà theo họ nghĩ là phù hợp dựa trên tài liệu mà bệnh nhân cung cấp. Sau đó, nếu bệnh nhân muốn điều trị ở Nhật thì bác sĩ sẽ giới thiệu bệnh viện phù hợp cho, hoặc cho điều trị luôn tại bệnh viện nơi họ làm việc.

Tuy vậy, điềm trừ của phương án này là do phán đoán của bác sĩ Nhật hoàn toàn dựa trên các kết quả đã có sẵn, nên nếu bệnh nhân không cung cấp được đầy đủ thông tin bệnh án từ lúc đầu đến hiện tại thì hoặc là bác sĩ sẽ từ chối không nhận tư vấn, hoặc đưa ra tư vấn không đủ do không có đầy đủ tài liệu để tham khảo.

Việc chọn bệnh viện nào để xin tư vấn thường sẽ do phía bên công ty y tế trung gian đề xuất, vì tuỳ thuộc vào từng bệnh mà các bệnh viện, bác sĩ nên tham khảo cũng sẽ khác nhau.

Ngoài ra, trong thời gian chờ phản hồi từ phía bệnh viện Nhật, bệnh nhân cần tiếp tục theo các đợt điều trị tập trung tại Việt Nam để đảm bảo duy trì tình trạng bệnh không xấu đi.

Hi vọng qua bài viết trên các bạn cũng đã hiểu thêm phần nào về quy trình khi muốn hỏi ý kiến của bác sĩ Nhật về kết quả chẩn đoán bệnh và hướng điều trị ở Việt Nam.

#japan_medical_gate
#second_opinion
#điều_trị_tại_Nhật
#tham_khảo_ý_kiến_bác_sĩ_Nhật

=============================

📣Các bạn có thể hỏi thêm về khám và điều trị bệnh tại Nhật theo các địa chỉ dưới đây:

🇯🇵 Tại Nhật:

🏥 Công ty Wap

– Địa chỉ: Tokyo, Minato-ku, Shirokanedai 3-16-11, Minegishi Build 3F

– Sdt: (+81) 3-6687-1033

– Hotline (tiếng việt) : (+81) 80-9679-3939

🇻🇳 Tại Việt Nam:🏥 Văn phòng đại diện WAP tại Việt Nam (TOMO-MED)

– Địa chỉ: Tầng 3 – Espace – tòa nhà SAVINA, số 1 Đinh Lễ, Hà Nội.

– Hotline (tiếng việt) : (+84) 904-529-276