💯Quy trình tiến hành xin ý kiến thứ hai từ bác sĩ (Second opinion) 📝

Trước đây WAP – Japan Medical Gate đã có giới thiệu về việc xin ý kiến thứ 2 từ bác sĩ (Second Opinion) nhưng có lẽ nhiều bạn chưa hình dung ra được rõ quy trình cụ thể khi xin Second Opinion như thế nào. Trong bài viết dưới đây, WAP sẽ giới thiệu chi tiết quy trình tiến hành của 1 trường hợp xin ý kiến thứ 2 để các bạn cùng tham khảo nhé.

🌸🌸Hiện JAPAN MEDICAL GATE cũng có dịch vụ hỗ trợ các bệnh nhân ở Việt Nam trong việc liên hệ bệnh viện và bác sĩ ở Nhật để xin Second Opinion qua các hình thức online. Các bạn inbox qua Page hoặc liên hệ hot line để được tư vấn nhé.

Các bạn có thể đọc các bài viết cũ về Ý kiến thứ 2 ở đây:

Quy trình tham khảo ý kiến của bác sĩ tại Nhật về kết quả chẩn đoán bệnh ở Việt Nam

Vai trò của việc lấy second opinion (ý kiến thứ 2 từ bác sĩ khác) trong điều trị ung thư

 

✅Second opinion thông thường sẽ chia làm 3 loại

Loại 1 – Bác sĩ đọc kết quả và trả lời lại bằng văn bản

Loại 2 – Nhân viên công ty dịch vụ y tế đến nghe kết quả và truyền đạt lại cho bệnh nhân bằng lời nói hoặc bằng văn bản

Loại 3 – Bệnh nhân gặp trực tiếp bác sĩ qua Zoom và trao đổi trực tiếp với bác sĩ

 

Trong bài viết này, mình sẽ giới thiệu trình tự một trường hợp xin Second Opinion loại 1- Bác sĩ đọc kết quả và trả lời lại bằng văn bản.

✅Bước 1: Chuẩn bị tài liệu

Đây là bước quan trọng nhất và cũng là bước cho thấy 1 Coordinator y tế có thật sự chuyên nghiệp hay không và khách hàng/bệnh nhân cũng dựa vào đó đánh giá việc bỏ tiền ra để thuê dịch vụ của công ty có xứng đáng hay không.

Trong bước này, coordinator y tế sẽ hỏi và ghi chép lại toàn bộ câu trả lời của bệnh nhân, bao gồm: triệu chứng chủ quan, bệnh sử, chế độ ăn uống, chế độ ngủ nghỉ, những mong muốn và cả những lo lắng khó chia sẻ của bệnh nhân.

 

✅Bước 2: Tổng hợp hồ sơ làm Medical Summary, gửi cho bác sĩ phụ trách

Coordinator y tế sẽ tập hợp lại toàn bộ hồ sơ, bệnh án của bệnh nhân, từ kết quả thử máu, dữ liệu hình ảnh, kết quả sinh thiết đến những câu hỏi, thắc mắc của bệnh nhân để làm Medical Summary. Bước này cũng đòi hỏi kinh nghiệm của coordinator. Việc lấy hồ sơ của bệnh nhân ở Việt Nam hìn chung khá khó khăn, vì vậy nếu coordinator biết cách hướng dẫn hỗ trợ bệnh nhân trong việc lấy hồ sơ sẽ làm bệnh nhân bớt lo lắng hơn. Ngoài ra, vì lo lắng, nhiều bệnh nhân đi kiểm tra, xét nghiệm tại bệnh viện rất nhiều lần, dẫn đến dữ liệu quá nhiều, nên coordinator cũng cần lọc lại những kết quả đó để đưa ra hồ sơ hoàn chỉnh đưa cho bác sĩ phụ trách.

 

✅Bước 3: Đọc và trả kết quả

Bác sĩ sẽ đọc hồ sơ và trả lời toàn bộ câu hỏi của bệnh nhân bằng văn bản. Coordinator y tế sẽ kiểm tra xem bác sĩ đã trả lời đầy đủ các thắc mắc của bệnh nhân hay chưa, dịch sang tiếng việt và đưa loại cho bệnh nhân.

Hi vọng qua bài viết trên các bạn cũng đã hiểu thêm phần nào về quy trình của Second Opinion.

#japan_medical_gate

#second_opinion

#điều_trị_tại_Nhật

#tham_khảo_ý_kiến_bác_sĩ_Nhật

=============================

Các bạn có thể hỏi thêm về khám và điều trị bệnh tại Nhật theo các địa chỉ dưới đây:

Tại Nhật:

Công ty Wap

– Địa chỉ: Tokyo, Minato-ku, Shirokanedai 3-16-11, Minegishi Build 3F

– Sdt: (+81) 3-6687-1033

– Hotline (tiếng việt): (+81) 80-9679-3939

 

Tại Việt Nam:

Văn phòng đại diện WAP tại Việt Nam (TOMO-MED)

– Địa chỉ: tầng 3 – Espace – tòa nhà SAVINA, số 1 Đinh Lễ, Hà Nội.

– Hotline: (+84) 904-529-276