Giải đáp về tiêm phòng vaccine chống virus corona tại Nhật

 

 

Cuối tháng trước, 35% dân số trên khắp Nhật Bản đã hoàn thành mũi tiêm vaccine chống virus corona thứ nhất. Tuy nhiên chỉ có 25% hoàn thành đủ mũi thứ hai. 

Ngoài nguyên do nguồn cung thiếu hụt, nhiều người lo lắng rằng phản ứng phụ của tiêm vaccine là yếu tố quan trọng làm chậm quá trình tiêm chủng. Sau đây là giải đáp của ông Shuichi Nishimura, giám đốc Trung tâm Virus thuộc Trung tâm Y tế Sendai cho những thắc mắc phổ biến của người dân về vaccine và phản ứng phụ.  

1. Nếu tiêm vaccine thì sẽ không bị nhiễm bệnh?

Vaccine ở Nhật Bản chủ yếu là Pfizer và Moderna. Hiệu quả phòng ngừa khởi phát bệnh trong các thử nghiệm lâm sàng là 95% với Pfizer và 94% với Moderna. Tuy nhiên tỉ lệ hiệu quả phòng bệnh của loại các vaccine đang giảm dần. Chẳng hạn ở Israel hiệu quả phòng bệnh của Pfizer đã giảm từ 64% xuống 39%. Tuy nhiên tỉ lệ ngăn chặn triệu chứng trở nặng của các vaccine vẫn ở mức cao, khoảng 91%. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, dưới 0,001% số người được tiêm chủng chết vì nhiễm corona.

2. Khoảng cách giữa 2 mũi Pfizer là 3 tuần và với Moderna là 4 tuần. Kéo dài khoảng thời gian này liệu có làm vaccine có hiệu quả hơn không?

Đúng là có một số báo cáo từ nước ngoài cho rằng hiệu giá kháng thể sẽ tăng lên khi kéo dài khoảng thời gian tiêm chủng, nhưng việc hoãn lại ba hoặc bốn tháng là việc rất phi thực tế. Cho dù bận công việc hay hoàn cảnh gia đình thì mũi tiêm thứ hai nên được hoàn thành muộn nhất là 6 tuần sau mũi đầu tiên.

3. Các phản ứng phụ phổ biến nhất là gì? Làm sao để biết chúng không nguy hiểm?

Sốt, mẩn đỏ, nhức đầu, v.v. nhất là vào ngày sau khi tiêm và thường sẽ lành sau vài ngày. Đặc biệt ở mũi thứ 2 với Moderna, tỉ lệ sốt từ 38 độ trở lên gần gấp 3 lần so với Pfizer. Hãy ghi nhớ các đặc điểm nói trên để có thể xử lí thuận lợi khi gặp phản ứng phụ.

4. Có nên uống thuốc giảm đau trước khi tiêm phòng?

Không được phép dùng thuốc giảm đau hạ sốt dự phòng. Chỉ dùng thuốc nếu các phản ứng phụ như sốt và đau xuất hiện.

5. Xử lí ra sao khi gặp hiện tượng “cánh tay Moderna”?

Đây là phản ứng phụ xảy ra chậm, đặc trưng của vaccine Moderna. Vị trí tiêm phòng trên tay sẽ đỏ, sưng và ngứa khoảng 1 tuần sau khi cấy. Vết mẩn có thể có kích cỡ khá lớn, đường kính tối đa được ghi nhận là khoảng 20 cm, thời gian xuất hiện dài nhất là 25 ngày. Có thể bôi thuốc mỡ kháng viêm để cải thiện, tuy nhiên nếu phản ứng quá mạnh, bạn nên đến khám bác sĩ da liễu. 

6. Nên làm gì khi cần tiêm chủng cho cả gia đình?

Trường hợp bạn có con nhỏ hoặc cha mẹ cần chăm sóc, nếu hai vợ chồng bạn cùng tiêm vaccine trong cùng một ngày và đều gặp phản ứng phụ như sốt cao, mệt mỏi dẫn đến ngủ li bì, v.v. thì sẽ rất khó khăn cho sinh hoạt gia đình. An toàn nhất là nên lập ra lịch trình tiêm chủng cho cả nhà. Nên xếp lịch sao cho bạn có thể xin nghỉ hoặc làm việc ở nhà, đặc biệt là vào ngày sau khi tiêm mũi vaccine thứ 2. 

7. Trong tương lai, Nhật Bản có cần tiêm phòng lần 3 không? 

Với mức độ nguy hiểm của chủng Delta, điều đó rất có thể sẽ xảy ra. Tuy nhiên để có thể tiêm phòng lần 3 thì điều quan trọng nhất trước mắt là nhanh chóng hoàn thành 2 mũi tiêm chủng.

 

CÁC SẢN PHẨM ĐANG BÁN CHẠY CỦA WAP!

********************************

Các bạn có thể hỏi thêm về khám và điều trị bệnh tại Nhật theo các địa chỉ dưới đây:

Tại Nhật:
Công ty Wap
– Địa chỉ: Tokyo, Minato-ku, Shirokanedai 3-16-11, Minegishi Build 3F

– Sdt: (+81) 03-6687-1033
– Hotline (Tiếng Việt) : (+81) 08096793939

Tại Việt Nam:
Văn phòng đại diện Wap
– Otomon Tại Việt Nam (Tomo-Med)

– Địa chỉ: Tầng 3 – Espace – Tòa Nhà Savina, Số 1 Đinh Lễ, Hà Nội.
– Hotline: +84-904529276