Giải đáp thắc mắc về quy trình tiêm vaccine cho thai – sản phụ tại Nhật

 

 

Vào ngày 6/8, số người nhiễm ở Nhật đã vượt quá 1 triệu người. Với tình trạng lây nhiễm tiếp tục lan rộng trên toàn quốc, tình hình tại các cơ sở y tế sản khoa hiện nay thế nào?

Trong chương trình thời sự “ABEMA Prime”, Phó Giám đốc Sản phụ khoa tại Trung tâm Y tế Đa khoa Rinku – bà Saya Yamashita, cho biết, “Nhìn chung, phụ nữ mang thai có thể tự kiểm soát hoạt động của bản thân nên nguy cơ nhiễm khuẩn thấp.”

 “Tuy nhiên, trong đó cũng cũng một số bệnh nhân bị biến chứng nghiêm trọng. Số phụ nữ mang thai bị lây nhiễm cũng tăng lên trong làn sóng thứ 4, 5. Thực ra, theo tôi cảm nhận số ca sinh cũng đang giảm do mọi người cũng thận trọng. “

❓ Nếu một người phụ nữ mang thai cận ngày sinh nở thì bị nhiễm corona, ca sinh đó sẽ ra sao?

 ✅ Theo kết quả điều tra của Hiệp hội Sản phụ khoa Nhật Bản, ngày càng có nhiều các trường hợp sản phụ sắp sinh trên 36 tuần bị nhiễm Corona và buộc phải can thiệp sinh sớm trước khi chuyển dạ, hoặc sinh mổ. Lý do là để giảm nguy cơ lây nhiễm cho nhân viên y tế. Can thiệp phải tùy vào tình hình, không có nguyên tắc cụ thể. Không phải lúc nào cũng quyết định là mổ lấy thai.

❓ Có bao nhiêu phụ nữ mang thai được tiêm phòng trong thời kì mang thai và đã sinh nở rồi?

✅ Số lượng thai phụ được tiêm phòng hiện nay vẫn còn ít. Đặc biệt, những người đã trải qua hai tuần sau khi tiêm mũi thứ hai hầu hết là nhân viên y tế và những người đã tiêm ngay từ thời gian đầu. Nếu thai phụ hỏi tôi có nên tiêm phòng hay không, tôi thường khuyến khích tiêm. Nhưng thường thì các chị em chưa tự tìm hiểu thì đã nghĩ rằng mình không thể tiêm vắc xin Corona được, do đó họ hạn chế tham gia tiêm chủng.

 Trước tiên, ở bệnh viện chúng tôi, nhân viên y tế được tiêm trước. Sau đó, hầu hết sản phụ cũng được tiêm. Và với các sản phụ khoa đến khám chúng tôi sẽ trao đổi về tình hình hiện tại, và những điểm tốt lớn hơn những điểm bất lợi, ngoài ra vaccine cũng sẽ tạo miễn dịch cho trẻ sơ sinh. Vì vậy tôi khuyên mọi người nên đi tiêm phòng.

❓ Thời điểm tiêm chủng khi nào thì thích hợp?

✅ Không khuyến cáo tiêm chủng trong giai đoạn đầu của thai kỳ hay còn gọi là giai đoạn hình thành cơ quan nội tạng của thai nhi. Tuy nhiên, ngay cả khi đã tiêm vào thời điểm đó thì cũng chưa có bất thường nào xảy ra với trẻ sơ sinh.

 Kể cả khi tiêm chủng mà không biết rằng mình đang mang thai, thì thai nhi sẽ không có gì bất thường. Cần khuyến khích thai phụ tiêm vaccine, kể cả trong giai đoạn đầu của thai kỳ.

❓ Nếu một phụ nữ mang thai được tiêm phòng, liệu tình trạng thể chất của họ có khác gì so với mọi người không? Chẳng hạn như khác biệt về phản ứng phụ?

 ✅ Dù có đang mang thai hay không, các phản ứng phụ như đau đầu và sốt nhẹ vẫn là như nhau. Hiện tại, chưa có trường hợp nào trong đó các triệu chứng có xu hướng xấu đi sau khi tiêm phòng, nhất là đối với phụ nữ mang thai.

Tại viện chúng tôi, sau khi tiêm phòng Corona, chúng tôi có kê đơn thuốc giảm sốt, hoặc có thể uống thuốc giảm đau được bán ngoài hiệu thuốc cũng không vấn đề gì. Thai phụ bị lây nhiễm virus ở nửa sau của thai kì có thể bị biến chứng nặng, phương pháp sinh nở bị can thiệp, cũng như khả năng bị cách li với con cái sẽ khiến người mẹ cảm thấy bất mãn. Do đó tốt hơn hết nên tiêm chủng tại các giai đoạn sớm của thai kì và tăng cường sức miễn dịch cho bản thân. 

Nguồn: ABEMA Prime

 

CÁC SẢN PHẨM ĐANG BÁN CHẠY CỦA WAP!

********************************

Các bạn có thể hỏi thêm về khám và điều trị bệnh tại Nhật theo các địa chỉ dưới đây:

Tại Nhật:
Công ty Wap
– Địa chỉ: Tokyo, Minato-ku, Shirokanedai 3-16-11, Minegishi Build 3F

– Sdt: (+81) 03-6687-1033
– Hotline (Tiếng Việt) : (+81) 08096793939

Tại Việt Nam:
Văn phòng đại diện Wap
– Otomon Tại Việt Nam (Tomo-Med)

– Địa chỉ: Tầng 3 – Espace – Tòa Nhà Savina, Số 1 Đinh Lễ, Hà Nội.
– Hotline: +84-904529276