Những chú ý khi kết hợp thuốc hạ sốt với các loại thuốc khác

CÁC LOẠI THUỐC HẠ SỐT GIẢM ĐAU KHÔNG NÊN UỐNG KẾT HỢP VỚI NHAU
Sau đợt tiêm vắc xin Covid 19 thì phần lớn những người tiêm mũi 2 đều có triệu chứng sốt cao và cơ thể đau nhức mệt mỏi. Chính vì lẽ đó mà trong 1-2 tháng gần đây lượng tiêu thụ trên thị trường thuốc không kê đơn ( bán ở drug store) đã tăng hơn 66% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, có một số loại thuốc giảm đau và hạ sốt không nên kết hợp với nhau. Chính vì thế mà ông Yasuhiro Nagasawa, dược sĩ kiêm đại diện của Ginza Pharmacy có cảnh báo: “Hãy cẩn thận khi kết hợp các loại thuốc giảm đau hạ sốt”.
Thông thường trong các hộp thuốc đều có hướng dẫn sử dụng rất cụ thể về việc nên uống kèm loại thuốc nào hoặc không nên uống kèm loại thuốc nào. Tuy nhiên, tâm lý người mua hàng thì hầu hết đều không đọc hướng dẫn sử dụng về tác dụng phụ hay kết hợp các loại thuốc mà chỉ đọc về việc nên uống số lượng như thế nào thôi. Do đó, dẫn đến tình trạng sử dụng thuốc bừa bãi và tạo thành việc tăng tác dụng phụ của thuốc cũng như gây nguy hiểm cho bệnh. Vậy những bệnh nào, những loại thuốc nào không nên sử dụng thì hôm nay JMG Health Station xin giới thiệu 1 số loại như sau: Thuốc giảm đau hạ sốt hay được chia làm hai loại cụ thể như sau: “thuốc chống viêm không steroid” và “acetaminophen”
1. Người mắc bệnh cao huyết áp: Nếu dùng thuốc giảm đau hạ sốt có thành phần “thuốc chống viêm không steroid” khi dùng thuốc giảm huyết áp có thể làm cho thuốc hạ huyết áp bị giảm tác dụng và đau lưng, cứng vai.
2. Người mắc bệnh tiểu đường: Nếu đang sử dụng thuốc điều trị tiểu đường SU (một loại thuốc hiệu quả nhất trong các loại thuốc điều trị tiểu đường) nhưng khi dùng kết hợp với thuốc chống viêm không steroid, nồng độ thuốc SU trong máu tăng lên, và lượng đường trong máu có thể giảm xuống quá nhiều, dẫn đến hạ đường huyết.
3. Những loại thuốc cảm có thành phần Acetaminophen dễ gây nguy cơ phát triển tổn thương gan một nguy cơ khi kết hợp với thuốc chống đông máu và thuốc chống động kinh. Do đó khi sử dụng thuốc nên hỏi y sĩ hoặc là kiểm tra xem bản thân có nguy cơ nào trong những bệnh trên để hạn chế uống thuốc
Thuốc giảm đau, hạ sốt rất tốt khi cơ thể mệt mỏi sốt cao, nhưng nếu lạm dụng sẽ gây nguy hiểm. Do đó bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng

CÁC SẢN PHẨM ĐANG BÁN CHẠY CỦA WAP!

********************************

Các bạn có thể hỏi thêm về khám và điều trị bệnh tại Nhật theo các địa chỉ dưới đây: Tại Nhật: Công ty Wap

– Địa chỉ: Tokyo, Minato-ku, Shirokanedai 3-16-11, Minegishi Build 3F

– Sdt: (+81) 03-6687-1033

– Hotline (Tiếng Việt) : (+81) 08096793939

Tại Vn: Văn phòng đại diện Wap

– Otomon Tại Việt Nam (Tomo-Med)

– Địa chỉ: Tầng 3 – Espace – Tòa Nhà Savina, Số 1 Đinh Lễ, Hà Nội.

– Hotline: +84-904529276