Ngày 23/4 vừa qua, Bộ Y Tế Nhật Bản đã tổ chức 1 cuộc họp của Ban Chuyên Môn để cùng xem xét, trao đổi về phản ứng phụ sau khi tiêm vắc xin ngừa Corona do hãng Pfizer sản xuất. Tính tới thời điểm này, trong số 1.930.000 lượt đã tiêm tại Nhật, có 10 trường hợp có báo cáo tử vong. Ban chuyên môn cho biết, cả 10 ca tử vong đều chưa thể khẳng định được có mối liên hệ nhân quả với việc tiêm vắc xin, và tính cho tới thời điểm này, thì hiện các thông tin trên chưa gây ảnh hưởng gì tới cơ chế tiêm phòng vắc xin này tại Nhật.
Trong các báo cáo liên quan tới phản ứng phụ sau tiêm tại Nhật, hiện ngoài dữ liệu về các nhân viên y tế đã tiêm trước đó đã có thêm cả dữ liệu của những trường hợp tiêm cho người cao tuổi (bắt đầu tiêm từ ngày 12/4). Tổng số trường hợp được tiêm tại Nhật trong khoảng thời gian từ 17/2 tới 18/4 là 1.930.111 lượt tiêm. Theo báo cáo từ các cơ quan y tế, thì có 492 trường hợp nghi ngờ bị sốc phản vệ sau tiêm, trong đó có 88 trường hợp vẫn nằm trong giới hạn tiêu chuẩn của thế giới. Hầu hết các trường hợp gặp phản ứng phụ đều ở mức độ nhé, nên hiện vẫn chưa có gì đáng lo ngại về tính an toàn của vắc xin.
Trong số 4 trường hợp tử vong vừa được công bố mới đây thì có 2 trường hợp là nhân viên y tế ( 37 tuổi và 51 tuổi) và 2 người cao tuổi (1 cụ ông 73 tuổi và 1 cụ bà 102 tuổi). Cụ bà được tiêm khoảng 10 ngày sau khi bị viêm phổi và tử vong sau đó 4 ngày. Bà có các bệnh nền bao gồm viêm phổi và suy tim mãn tính.
Một thành viên của Ban Chuyên Môn cho biết, có 1 số ý kiến cho rằng, do lượng vắc xin được cung cấp hiện đang giới hạn, nên tại các cơ sở chăm sóc người già, có các trường hợp dù thể trạng người được tiêm không được tốt nhưng vẫn buộc phải tiêm cho đúng lượt. Tuy vậy, nguyên tắc cơ bản từ trước tới nay là việc tiêm phòng cần phải được tiến hành khi người được tiêm ở trạng thái khoẻ mạnh, vì vậy trước khi tiêm, người được tiêm cần trao đổi kỹ với bác sĩ của mình để đưa ra quyết định phù hợp nhất về việc có nên tiêm vào thời điểm đó hay không.
Hiệu quả của loại vắc xin ngừa Corona mà chính phủ Nhật ký hợp đồng cung cấp với công ty dược phẩm ở mức khoảng từ 70-90%. Hầu hết mọi người sau khi tiêm đều sẽ gặp 1 vài phản ứng phụ như cảm thấy đau ở vùng bị tiêm, hoặc cảm thấy đau, mỏi người nhưng hầu như không ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt. Theo báo cáo, thì cứ khoảng 1.000.000 ca thì sẽ có từ 2~4 người gặp các triệu chứng sốc phản vệ cấp tính như giảm huyết áp,…
Hiện hiệu quả của loại vắc xin ngừa cúm mùa (influenza) mà mọi người vẫn tiêm hàng năm là vào khoảng 50%, với tỉ lệ sốc phản vệ là 1/1.000.000 ca
Nguồn: Yahoo JP
#japanmedicalgate
#coronavirus
#vắcxin
=============================
Các bạn có thể hỏi thêm về khám và điều trị bệnh tại Nhật theo các địa chỉ dưới đây:
Tại Nhật:
Tại Việt Nam:
Văn phòng đại diện WAP tại Việt Nam (TOMO-MED)
-Địa chỉ: tầng 3 – Espace – tòa nhà SAVINA, số 1 Đinh Lễ, Hà Nội.
-Hotline: (+84) 904-529-276