⚠️Lưu ý kiểm tra và diệt khuẩn HP khi có triệu chứng về bệnh dạ dày để giảm nguy cơ ung thư ⚠️

✅Mối quan hệ giữa ung thư dạ dày và khuẩn HP
Vi khuẩn HP là nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý ở dạ dày như viêm loét dạ dày, đau dạ dày… Đây cũng là loại vi khuẩn làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày mà ít người biết.
Năm 1994, WHO (Tổ chức y tế TG) đã nhận định khuẩn HP là một trong những nhân tố dẫn tới ung thư dạ dày, được xếp cùng loại với thuốc lá.
Nếu phát hiện có vi khuẩn HP mà điều trị ngay, đúng phương pháp thì có thể tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn trong dạ dày. Ngược lại nếu có sự hiện diện vi khuẩn HP mà không điều trị triệt để hoặc điều trị sai cách thì vi khuẩn sẽ sinh trưởng và phát triển mạnh lên trong dạ dày, gây bệnh tái đi tái lại. Khuẩn HP tồn tại lâu trong dạ dày có thể khiến lớp niêm mạc dạ dày mỏng và teo đi, khiến tăng nguy cơ bị ung thư dạ dày.
Trong những trường hợp mắc bệnh ung thư dạ dày, có trên 70% bệnh nhân có HP (+). Còn trong bệnh lý viêm dạ dày dạng nốt phát hiện qua hình ảnh nội soi thì 100% có vi khuẩn HP (+).
✅Cần chú ý diệt khuẩn HP để phòng ung thư dạ dày
Việc diệt khuẩn HP có thể sẽ giúp giảm nguy cơ phát bệnh ung thư. Các báo cáo cho thấy, những bệnh nhân đã diệt khuẩn HP sau khi điều trị ung thư dạ dày giai đoạn đầu, so với những bệnh nhân ko diệt khuẩn HP thì tỉ lệ phát bệnh ung thư dạ dày lại trong 3 năm chỉ bằng 1/3.
Cơ quan nghiên cứu Ung thư Quốc tế của WHO cũng công nhận về hiệu quả phòng ung thư của phương pháp diệt khuẩn HP. Tại Nhật, việc diệt khuẩn HP dạ dày là hạng mục điều trị được sự hỗ trợ của bảo hiểm y tế.
✅Phương pháp diệt khuẩn HP
Để diệt khuẩn HP, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân uống 3 loại thuốc khác nhau, 1 loại để giảm tiết acid dạ dày, và 2 loại kháng sinh. Thuốc được uống trong 7 ngày, ngày 2 lần. Nếu uống t huốc đầy đủ và đúng hướng dẫn, thì hiệu quả diệt khuẩn lên tới gần 90%.
Nếu sau đợt uống thuốc đầu. mà không diệt được hết khuẩn HP, thì bác sĩ sẽ kê thuốc thêm 7 ngày nữa để tiến hành diệt khuẩn lần 2. Một trong 2 loại thuốc kháng sinh dùng trong lần đầu sẽ được thay bằng loại khác. Theo các baó caó thì dù lần đầu ko diệt được hết nhưng nếu bệnh nhân chịu khó uống thuốc thì sau 2 lần diệt khuẩn sẽ tiêu diệt được hết khuẩn HP.
—> Các bạn thường xuyên có các dấu hiệu đau vùng thượng vị, hay có cảm giác căng chướng hơi, tức bụng, nặng nề, chán ăn, mệt mỏi ..thì nên đi nội soi hoặc xét nghiệp khuẩn HP tại các phòng khám/bệnh viện chuyên về tiêu hoá và tiến hành điều trị diệt khuẩn sớm nếu phát hiện bị nhiễm khuẩn HP nhé.

#japanmedicalgate

=============================

📣Các bạn có thể hỏi thêm về khám và điều trị bệnh tại Nhật theo các địa chỉ dưới đây:

🇯🇵 Tại Nhật:

🏥 Công ty Wap

– Địa chỉ: Tokyo, Minato-ku, Shirokanedai 3-16-11, Minegishi Build 3F
– Sdt: (+81) 3-6687-1033
– Hotline (tiếng việt) : (+81) 80-9679-3939

 

🇻🇳 Tại Việt Nam:
🏥 Văn phòng đại diện WAP tại Việt Nam (TOMO-MED)
– Địa chỉ: tầng 3 – Espace – tòa nhà SAVINA, số 1 Đinh Lễ, Hà Nội.
– Hotline: (+84) 904-529-276