Chia sẻ cách học kỳ thi Chứng chỉ Phiên dịch y tế

 

 

Tiếp theo bài review về kỳ thi của bạn Phan Phương Mai, WAP – Japan Medical Gate tiếp tục giới thiệu đến các bạn bài chia sẻ cách học kỳ thi Chứng chỉ Phiên dịch y tế của bạn Đinh Thị Hồng Nhung. Hi vọng những thông tin chia sẻ của bạn Nhung sẽ giúp ích cho mọi người 

=====================

 

Chào các bạn!!! Như đã hứa, hôm nay đã có kết quả vòng thi thứ 2 của kỳ thi phiên dịch y tế nên mình lại ngoi lên tâm sự với mọi người đây ạ 😅

Mình đã đỗ 1kyu cả 2 vòng (thi viết và role play). Để đạt được kết quả cao chỉ bằng 1 lần thi, mình đã học sách gì, học như thế nào… mình xin phép đc chia sẻ với mọi người nhé! Rất mong sẽ giúp ích được gì đó cho những ai đang và sẽ có ý định thi chứng chỉ này🌟

A – Sách tham khảo:

❤️ https://www.mhlw.go.jp/content/10800000/000385181.pdf
❤️ 解剖生理ポイントブック
❤️Các video giải phẫu xem trên YouTube
❤️Các kiến thức về y tế tra cứu trên Internet

B – Cách học:

1. Vòng 1: thi viết (2 tiếng)

🌟Theo cá nhân mình, đề năm nay rất hay. Mình thấy  khó hơn hẳn so với các đề kakomon mình từng làm trước đó! Kiến thức trải đều trên một diện rộng, và phải hiểu bản chất vấn đề mới làm được! Ko thể học vẹt nhớ máy móc đâu! Nhất là phần bảo hiểm, mình thấy kiến thức nằm ngoài sách giáo khoa rất nhiều nên việc hàng ngày đọc báo xem news liên quan đến y tế, chế độ bảo hiểm sẽ giúp ích cho chúng ta rất nhiều khi đi thi đó!

🌟Nắm chắc các hình giải phẫu trong sách giáo khoa, đồng thời học và hiểu thật kỹ giải phẫu – sinh lý! Không chỉ nhớ máy móc các bộ phận nằm ở đâu là xong đâu, mà phải hiểu nó có vai trò chức năng gì… nói chung mình cũng rất sợ giải phẫu (chắc phần đông chúng ta ai cũng vậy😅), nhưng khi học và hiểu vai trò từng bộ phận cơ quan trên cơ thể, thấy biết yêu và giữ gìn cơ thể mình hơn 😁

🌟Nghe và xem các video giải thích về các hệ trên YouTube! Các bạn đã nghe đến cụm từ “tắm ngôn ngữ” chưa? Mình đã “tắm” các đoạn video đó hàng giờ mỗi ngày! Đầu tiên là ngồi xem để hiểu nội dung, ghi ra những từ chưa biết cần tra cứu thêm, note lại những kiến thức quan trọng! Sau đó thì cứ vừa làm việc nhà vừa bật lên nghe thôi! Nghe và hình dung, vẽ sơ đồ trong trí não! Điều này rất có ích khi làm bài thi 🥰

🌟Làm kakomon thật nhiều: mình đã làm mỗi đề ít nhất 3 lần!

🌟Học từ vựng: dĩ nhiên phải học từ vựng càng nhiều càng tốt nhé! Mình cứ tra trên mạng thôi, và đọc so sánh cả 2 trang Việt – Nhật! Thế là cùng một lúc mình học đc cả 2 cách diễn đạt, rất có lợi cho phần dịch!

🌟Luyện dịch hàng ngày: đúng như tên kỳ thi! Đây là kỳ thi phiên dịch y tế, ko phải là kỳ thi trở thành y tá! Ý lộn, giờ ko gọi là y tá nhỉ? 😅
Nên chúng ta phải làm tốt bài dịch! Vì bài dịch chiếm lượng điểm khá lớn nên ai muốn đỗ 1kyu ko thể lơ là phần này đc đâu nhé! Bình thường chúng ta sáng suốt dịch trơn tru thì khi vào phòng thi sẽ rất run nên sẽ bị bí từ! Hãy cẩn thận và chăm chỉ luyện mỗi ngày! Luyện như nào thì… “bí kíp” nhà nghề ko chia sẻ sâu đc, các bạn thông cảm nhé 😁

🌟Hiểu về phiên dịch: quyển sách mình kèm link ở bên trên ấy, mọi ng hãy đọc ít nhất là 1 lượt! Có rất nhiều khái niệm mình tin là có bạn chưa từng nghe thấy bao giờ! Đừng chỉ chăm chăm vào giải phẫu, đừng chỉ học 12 mục đạo đức nghề nghiệp! Hãy học cả phần phân tích về phiên dịch, ngôn ngữ, tâm lý, văn hoá… được viết rất kỹ trong sách!

🌟Phân bổ thời gian: theo mình, từ giờ đến ngày thi, các bạn hãy sắp xếp thời gian học thật hợp lý! Đừng học gấp rút như mình! Học 9-10 tiếng trong vòng 3 tuần, tinh thần lẫn thể xác căng như dây đàn, chỉ muốn nhảy núi Phú sỹ 🤣🤣🤣

🌟Và, khi đi thi! Các bạn nên phân bổ thời gian cho các câu thật hợp lý: giải phẫu 5 phút, sinh lý 10 phút, từ vựng 10 phút, đạo đức nghề nghiệp 10 phút, dịch 20 phút…. Tuỳ từng người mà cách phân chia thời gian khác nhau, nhưng hãy tin mình đi, 2 tiếng mà ngắn như 20 phút ấy 🤣, hãy học thật kỹ, luyện tập kakomon thật nhuần nhuyễn rồi hãy phòng thi thẳng tiến nhé! 😆

 

 

2. Vòng thi role play (15 phút)

Mình không biết mọi người vào đề nào, nhưng mình trúng đề thấy rất thực tế và rất hay! Không quá đánh đố nhưng kiến thức phải vững vàng! Vì trong 15 phút – chỉ 15 phút này thôi, 試験管 sẽ đánh giá đc các kỹ năng phiên dịch cũng như kiến thức y tế của bạn! Kết quả vòng 1 có đc phát huy hay ko, phụ thuộc rất nhiều vào 15 phút này đó!

🌟Tâm lý: là kỳ thi mà, ai chẳng run! Nhưng hãy bình tĩnh, coi như một buổi phiên dịch bình thường, bạn hãy tự nhiên thoải mái nhé!

🌟思い込み通訳は、禁止! những bạn có kiến thức về y tế sẽ hay bị mắc lỗi này! Bạn dựa vào kiến thức kinh nghiệm của bản thân, nên có thể bạn ko nghe đc nhưng bạn lại ko hỏi lại, mà lại ….多分こう言う事を言っているだろう!và dịch theo cái “tưởng” ấy! Như thế rất nguy hiểm! Hãy nghe kỹ, và memo! Ko nghe đc hãy hỏi lại, đừng dịch bừa!

🌟Sức khỏe tốt: hãy ngủ thật đủ giấc hôm trước đi thi! Ngủ đủ giấc sẽ giúp đầu óc bạn thư thái hơn! Mình hôm đó sk ko tốt, càng lúc cuối tình hình càng xấu đi, nên mình vừa run vừa dịch, làm 試験管 cũng phải run theo!😆

C – Địa điểm học ôn thi:

🌟Vòng 1: mình được bạn giới thiệu nên học của một chị sempai! Chị ấy cũng từng học thi nên chị ấy có cách matome kiến thức tốt, mình được định hướng tốt, tài liệu phù hợp thì mình sẽ học hỏi được rất nhiều! Cách học là qua Zoom (cả nhóm cùng nhau học 2 buổi), các buổi còn lại là xem video, làm kakomon… vì tài liệu chị đã up sẵn lên hệ thống nên bạn có thể chủ động học mọi lúc mọi nơi, những bạn nào muốn học đi học lại, có tinh thần tự học cao thì có thể tự luyện để đc rất nhiều lần! Vòng 1 mình học với chị Shimizu Nguyen, mọi người có thể tham khảo thêm nhé! Cảm ơn chị đã đồng hành cùng em vòng 1 khó nhằn nhé 😁

🌟Vòng 2: mình ko học với sempai nữa mà chuyển qua học bên Wap! Vì mình muốn học thử nhiều nơi học cái hay của nhiều người! Nhưng có người ko biết gì về mình lại nói mình “tham bát bỏ mâm”, ai nói mình, mình biết hết đấy nhé 🤣

Mình biết đến bên Wap qua một vài thông tin chắp vá, ấn tượng ban đầu rất là 強気🤣, nhưng nhờ em Kohai mình biết thêm nhiều hơn về bên Wap và đã quyết định đky học thử để có thêm nhiều trải nghiệm hơn. Bên Wap thì thầy Nakamura, chị Dung phụ trách! Tổng cộng có 4 buổi học, và đều học qua Zoom, 2 buổi học chung, 2 buổi học theo nhóm nhỏ! Nên vừa có cơ hội đc thầy Nakamura hướng dẫn về cách dịch, các điểm chú ý khi dịch, cách memo rất bổ ích, vừa được luyện so deep theo các nhóm nhỏ nên có cơ hội biết thêm rất nhiều nhân tài! Nhân đây em xin cảm ơn chị Dung vì đã vô cùng nhiệt tình, luôn đồng hành cùng bọn em trong thời gian qua nhé! Bui Le Dung

Và, nhờ có những đồng đội cùng chí hướng, cùng bảo bạn nhau học hành, cùng hỗ trợ nhau bất kể khoảng cách địa lý, ngày nào cũng cùng nhau học 1,2 tiếng, có hôm vui vui học đến 1,2 giờ sáng, mắt ai cũng như gấu trúc nhưng ai cũng tinh thần phơi phới hóng đến giờ được gặp nhau! 😘😘😘

Dài quá rồi, mình xin dừng bút, à không, ngón tay tại đây! Trước khi say giấc nồng, mình muốn nhấn mạnh rằng: tấm bằng 1kyu này có thể chẳng nói lên gì cả so với kiến thức y tế bao la rộng lớn kia! Nhưng nó là kết quả của những ngày tháng chăm chỉ thức đêm dậy sớm, nỗ lực duy trì học hành bất chấp con khóc chồng kêu 🤣, “nhẫn nhịn” vượt mọi cám dỗ ăn chơi tụ tập… nên 1 KYU có thể ko phải là thước đo những kiến thức bạn có, nhưng nó có thể đánh giá năng lực, sự nỗ lực của bạn rất nhiều!

Học chứng chỉ, sẽ giúp ta có thêm nhiều duyên lành. Và đồng đội thân thương mà mình đang có là một minh chứng rõ ràng nhất!!! ❤️

Chúc các bạn học tốt 🥰

 

CÁC SẢN PHẨM ĐANG BÁN CHẠY CỦA WAP!

********************************

Các bạn có thể hỏi thêm về khám và điều trị bệnh tại Nhật theo các địa chỉ dưới đây:

Tại Nhật:
Công ty Wap
– Địa chỉ: Tokyo, Minato-ku, Shirokanedai 3-16-11, Minegishi Build 3F

– Sdt: (+81) 03-6687-1033
– Hotline (Tiếng Việt) : (+81) 08096793939

Tại Việt Nam:
Văn phòng đại diện Wap
– Otomon Tại Việt Nam (Tomo-Med)

– Địa chỉ: Tầng 3 – Espace – Tòa Nhà Savina, Số 1 Đinh Lễ, Hà Nội.
– Hotline: +84-904529276