Chia sẻ về hành trình từ lúc phát hiện người cùng nhà bị nhiễm covid, tới khi phát hiện mình dương tính – cách ly tại nhà và vào khách sạn điều trị (Phần 1)

Sau nhiều ngày được đặt trong tình trạng khẩn cấp lần 2, số ca nhiễm Covid tại Tokyo bắt đầu có dấu hiệu giảm xuống. Tuy vậy, số tin nhắn mà Japan Medical Gate nhận được mỗi ngày từ các bạn Việt Nam bị nhiễm/nghi nhiễm thì vẫn tiếp tục tăng lên. Nhiều bạn cảm thấy hoang mang vì tuy đã nhận được kết quả dương tính với Corona, nhưng chờ hoài mà không thấy Hokensho liên lạc, không biết phải tự điều trị ra sao, và cần – nên mang những gì nếu được gọi đi cách ly trong khách sạn.
Ngày 24/1 vừa qua, bạn L- một bạn đọc của WAP – Japan Medical Gate cũng vừa kết thúc hành trình 12 ngày cách ly tại khách sạn sau khi bị nhiễm Corona từ 1 người bạn ở cùng sharehouse. Bản thân bạn khi nhận được điện thoại báo dương tính từ phòng khám cũng phải chờ gần 2 ngày mới nhận được liên lạc từ Hokensho. Để mọi người có thêm thông tin tham khảo và bình tĩnh ứng phó hơn nếu không may rơi vào tình cảnh tương tự, bạn L đã quyết định tường thuật lại một cách chi tiết hành trình từ lúc phát hiện người cùng nhà bị covid, tới khi phát hiện bản thân mình cũng lây nhiễm, rồi chuẩn bị cách ly tại nhà và vào khách sạn điều trị của mình.
Hy vọng những thông tin mà bạn L cung cấp sẽ giúp ích cho mọi người khi không may lâm vào hoàn cảnh tương tự.
==========================
Mình là L – hiện đang làm công việc phiên dịch tại Nhật và sống dạng sharehouse trong 1 căn nhà 2 tầng cùng 5 người khác. Tầng 1 là gia đình chủ nhà, gồm có 2 người lớn + 2 bé nhỏ, tầng 2 là mình và 1 bạn khác tại Tokyo. Mọi người sử dụng chung với nhau các khu vực như nhà tắm, nhà vệ sinh, bếp ăn. Đêm ngày 30/12, một bạn trong nhà mình (tầng 1, làm công việc phải tiếp xúc với nhiều người) có những dấu hiệu cảm sốt đầu tiên. Mình thì trước đó 2 tuần (từ ngày 15/12) đã có một số dấu hiệu ngạt mũi, sưng họng, khó thở, thi thoảng sốt nhẹ, nhưng vì mình ít đi ra ngoài, gần như không tiếp xúc với ai nên chỉ nghĩ bản thân bị cảm thông thường và mua thuốc, hoa quả về tự bồi bổ tại nhà mà thôi….
✅Đêm 30/12
– 1 bạn trong nhà (F0) sốt cao đột ngột, mất giọng, ho đờm nặng, nừm li bì, MẤT VỊ GIÁC. Nghỉ làm, không ra ngoài, ăn cháo tía tô, uống thuốc cúm bình thường.
– Mình (F1) không sốt cao, không ho đờm, vẫn chảy nước mũi, đêm ngủ bắt đầu thấy HO KHAN, KHÓ THỞ (lồng ngực cảm giác nặng, thở khó, và đứt đoạn, biểu hiện giống như bị ngạt 1 giây, nhất là thời điểm đêm đến sáng).
✅31/12: F0 sốt cao, ho đờm nặng, mất vị giác
✅1/1: F0 vẫn sốt cao nhưng đỡ hơn hôm trước, ho đờm, ăn uống bình thường, vẫn mất vị giác
✅2/1: F0 sốt cao nhưng đỡ hơn, ho đờm, ăn được một chút, bắt đầu có cảm giác vị món ăn (nhưng chưa hoàn toàn cảm nhận được chuẩn vị)
Tối: Cả nhà 6 người (4 lớn 2 bé) ăn lẩu, ngồi bệt, khoảng cách tiếp xúc gần.
✅3/1:
-Gia đình F0 (2 lớn 2 bé) đi chùa, chụp ảnh ở Todai chụp ảnh.
-Mình đi tiệc nhà bạn ở Adachi-ku (Khoảng 8 người lớn + 2 bé tiểu học), cả 10 người đều tiếp xúc gần nhau
✅4/1: F0 đi xét nghiệm Covid
✅5/1: Mình lên công ty đi làm bình thường. Không tiếp xúc gần với ai tại công ty và tòa nhà.
✅Sáng sớm 6/1: 1 bạn trong nhà có kết quả DƯƠNG TÍNH-tạm xác định là F0. Gia đình F0 có 4 người (2 lớn 2 bé ở chung 1 phòng tầng 1)
– Thời điểm biết tin, mình vẫn thấy bình thường và nghĩ đơn giản. Vì cả thời gian trước và sau tết thì mình cũng ít gặp F0, mà mình quên mất là:
1. 30/12 cả nhà có ngồi ăn lẩu với nhau khoảng 3 tiếng
2. 2 em bé (1.5t và 6t) của gia đình nhà F0 ngày nào cũng lên phòng mình (tầng 2) chơi, nghịch banh phòng sáng trưa chiều tối, bất cứ lúc nào rảnh là tự leo cầu thang lên. Mặc dù thời điểm đó mình có nhắc các bé mình không khỏe và sốt, dễ bị lây nhưng trẻ con, nên các bé không quan tâm lắm, nên vẫn lên phòng mình chơi ngày chục lượt (chốt cửa thì bé sẽ đập cửa, gào khóc…) Mình không đeo khẩu trang trong phòng cho đến thời điểm 6/1 khi F0 phát hiện DƯơng tính.
-Sau khi F0 có kết quả dương tính, mình cũng nghĩ nên đi test thử (tâm lý rất tưng tưng)
Mình có gọi điện thoại lại cho phòng khám để tự đặt lịch xét nghiệm ngay sau đó, tuy nhiên họ không nhận, và có khuyên là nên chờ chỉ thị từ Hokensho.
Nếu tại thời điểm này bạn tự đi xét nghiệm mà không có chỉ thị từ Hokensho thì bạn sẽ tự phải chịu chi phí xét nghiệm nhé (1,3man)
-Nghe tin này cả nhà hơi lo, nhưng cả gia đình vẫn sinh hoạt bình thường (dùng chung bếp, phòng tắm…).
-Cả nhà 6 người bắt đầu đeo khẩu trang khi sinh hoạt trong nhà. Ngoài mình, thì 5 người còn lại không có triệu chứng gì.
-Gia đình F0 tầng 1 (2 người lớn 2 em bé – 4 người vẫn ở chung 1 phòng),
-2 người lớn còn lại ở 2 phòng riêng (tầng 2)
-Ngoài F0, tất cả mọi người còn lại trong nhà (3 người lớn + 2 em bé) chờ liên lạc từ bên 保健所 (Hokensho)
– Ngay sau đó, mình đã gửi mail thông báo đến toàn bộ công ty về việc nhà mình có 1 bạn bị nhiễm covid, và đang chờ liên lạc từ hokensho. Điều này là cần thiết vì tại thời điểm đó tuy chưa biết minh nhiễm hay không, nhưng mình cần thông báo với tất cả những người liên quan hoặc mình có tiếp xúc gần, vừa tránh lây nhiễm vừa để báo cáo tình hình để điều chỉnh công việc (nếu có bị nhiễm)
✅6/1: Nhận được liên lạc thông báo đi xét nghiệm covid từ 保健所 (Hokensho)
Thông báo tất cả những người còn lại trong nhà 5 người đi xét nghiệm ở cơ sở y tế gần nhất, tự liên hệ và tự đặt lịch. Mình đã gọi đến Clinic gần nhất (cũng chính là clinic mà F0 xét nghiệm dương tính) đặt lịch, hẹn giờ với Clinic để xét nhiệm cho 5 người còn lại
-5 người thì 4 người không có biểu hiện phát bệnh (Không ho sốt cúm…)
-1 người (là mình-F1) đã có dấu hiệu bệnh từ trước (ngày sốt nhẹ, cao về đêm, có ho khan, nước mũi…như miêu tả ở trên).
✅8/1: 5 người trong nhà đi xét nghiệm. Vì trong nhà đã có 1 người nhiễm (F0) nên Lưu ý khi đi xét nghiệm
– Có thể hẹn cùng giờ, đi cùng giờ nhưng không đi chung với nhau
– Không tiếp xúc gần nhau
– Đeo khẩu trang
– Không sử dụng phương tiện công cộng (tàu, xe buýt, taxi…) để đến nơi xét nghiệm. Nếu gần có thể đi bộ hoặc đi xe cá nhân, xe đạp, hoặc ô tô cá nhân… Khi đi xét nghiệm
-Chỉ đi từ nhà đến nơi xét nghiệm rồi về, không rẽ ngang vào siêu thị hay quán xá…
Quá trình đi xét nghiệm (phòng khám chỉ có 100% tiếng Nhật, không có người sử dụng Tiếng Anh)
– Hẹn 12:30, do gần nhà nên mình tự đi xe đạp đến thằng Clinic. Đến trước 15 phút trước giờ hẹn, nhưng không được vào ngay bên trong. Mình phải đứng đợi ở bên ngoài cửa, vì trong Clinic có các bệnh nhân bình thường khác (không phải đi xét nghiệm covid). 10 phút sau khi đã hết bệnh nhân xét nghiệm, họ dán thông báo trước cửa phòng khám, tạm dừng tiếp nhận khách ngoài. Có thể là do Clinic nhỏ chỉ có 1 lối vào duy nhất nên họ hạn chế người đến khám bình thường, cách li hẳn với những người có biểu hiện SỐT hoặc được chỉ thị đi xét nghiệm.
-Khi đến nơi xét nghiệm sẽ được yêu cầu đi vào và đi về bằng lối cửa riêng, xét nghiệm ở khu vực riêng, tất cả bác sỹ y tá đều mặc đồ bảo hộ trong suốt quán trình thực hiện qui trình xét nghiệm. Điều này để tránh lây nhiễm cho người khác.
-Trước khi xét nghiệm, toàn bộ y bác sỹ sẽ mặc trang phục bảo hộ, quần áo, mũ, kính, khẩu trang. Hỏi han về tình hình, các biểu hiện bệnh (nếu có), khai nội dung vào giấy câu hỏi điều tra sức khỏe 問診票
-Đo nhiệt độ cơ thể (kẹp nách), đo nồng độ Oxi trong máu (cái kẹp vào ngón tay ấy).
Tất cả 5 người (3 người lớn + 2 em bé) khi đó các chỉ số đều bình thường, không có dấu hiệu bệnh, chỉ có mình (F1) khi đó đo là 37.5 độ, có cúm (chảy nước mũi), và khó thở hơn bình thường.
– Mình có trao đổi với bác sỹ về tình trạng nặng của mình vào thời gian nửa cuối tháng 12 đến đầu tháng 1, có khó thở đến tận nay, như đã miêu tả ở trên, nhưng tại thời điểm hôm đó đi xét nghiệm, nhìn ngoài thì mình không có biểu hiện nặng như miêu tả nên bác sỹ có bảo, từ tháng 12 thì lâu rồi nên không sao. Và không hỏi gì thêm, có dặn nếu bệnh trở nặng hơn thì lúc đó có thể tự đi khám để lấy thuốc về uống, hoặc gọi điện thoại trao đổi với Hokensho để họ hướng dẫn.
-Xét nghiệm qua đường mũi, họ lấy que có đầu bông, đưa thẳng vào sâu trong khoang mũi ngoáy ngoáy 2 giây là xong, hơi thốn nhưng gọn nhẹ.
Khi tiến hành thủ thuật ở đó, bác sỹ ngồi cách mình chừng nửa mét, có vách ngăn bằng lớp kính, chỉ hở 1 lỗ duy nhất ở khu vực mũi đủ để bác sỹ thò que bông vào lỗ mũi. MÌnh vẫn đeo khẩu trang kéo cao tới quá miệng khi đưa que đầu bông vào mũi.
Tại thời điểm đi khám 6/1 thì mình chỉ có ngạt mũi và khó thở, không ho. Nhiệt độ đo lúc đó là 37.5
Do không ai có biểu hiện sốt cao hay ho nhiều nên họ không cho thuốc. Tuy nhiên, do mình đã có biểu hiện ho sốt khó thở từ những hôm trước, nên mình chủ động yêu cầu bác sỹ cho đơn thuốc để đề phòng bị tái phát lại (sốt cao, ho đờm…). Và mặc dù không được thuận tình lắm nhưng họ cũng cấp thuốc theo yêu cầu của mình (mặc dù hôm đó họ không thấy biểu hiện của bệnh).Thêm nữa, lúc đó mình cũng sợ bị dính Covid thì sẽ phải cách li, không đi khám hay mua thuốc được. Do vậy nên mình đã nhiều lần yêu cầu bác sỹ kê thuốc để phòng trường hợp bị tái phát lại nặng hơn, mặc dù thời điểm đi khám không có dấu hiệu gì nặng để có thể nhận ra từ bên ngoài cả.
– Trong quá trình xét nghiệm hoặc ngồi chờ thì tuyệt đối không được đi lại loanh quanh, không được ra ngoài, không được tiếp xúc với bất kể hạn. Nói chung luôn trong tư tưởng mình là người nguy cơ mang bệnh và lây nhiễm cao nên hạn chế tối đa việc di chuyển và tiếp xúc với bên ngoài.
– Sau khi xét nghiệm xong thì mình được đưa ra bằng cửa sau, lối đi riêng dành cho những người xét nghiệm.
Đồng thời cũng được nhắc nhở, cho đến khi biết kết quả thì vẫn phải cách li tại nhà, không được đi đến nơi công cộng, hoặc siêu thị, hàng quán… đê tránh lây nhiễm. Trong nhà mọi người cũng tự cách li, hạn chế tiếp xúc và đeo khẩu trang khi sinh hoạt trong nhà.
– Chi phí xét nghiệm mỗi người: 2,200y (sau bảo hiểm)
– Thuốc ho-sốt-cúm theo yêu cầu: 650y (sau bảo hiểm)
-Thủ tục xong xuôi hết thì mình đi thẳng về nhà, cũng không rẽ ngang vào đâu.
Về đến nhà bắt đầu hành trình tự cách li và hạn chế tiếp xúc với mọi người.
Mình có nghe nói nếu đi đến những bệnh viện hoặc địa chỉ y tế mà Hokensho chỉ thị thì sẽ được miễn phí chi phí xét nghiệm. Tuy nhiên, thường những nơi được chỉ thị là những nơi không gần nhà, hoặc xếp hàng đông, đi lại không tiện nên mình lựa chọn phương án tự đăng ký các phòng khám có dịch vụ xét nghiệm covid, thường sẽ dễ book lịch ngày gần nhất và chọn được giờ phù hợp hơn. Mặc dù mất phí 2,200y (đã dùng bảo hiểm) thì mình thấy cũng hợp lý, tiết kiệm được thời gian đi lại và chờ đợi.
8/1-9/1: Mình đã làm gì trong 2 ngày chờ kết quả xét nghiệm?
Tình trạng lúc đó:
-Thời điểm này mình không thấy rõ các triệu chứng nặng: Không ho đờm, Không còn nặng mắt, không mất vị giác, không tiêu chảy
-Đêm vẫn sốt, đau đầu, chảy nước mũi trong và lỏng, KHÓ THỞ, hụt hơi
Những việc đã làm trong lúc chưa biết kết quả:
-Hoàn toàn trên tinh thần tự giác coi như mình là người nhiễm covid, nên mình hoàn toàn không đi ra ngoài hay đến những nơi công cộng (siêu thị, công viên, nhà hàng, quán ăn…)
– Không sử dụng các phương tiện công cộng
1. Khu vực sinh hoạt chung tại nhà sharehouse
– Đeo khẩu trang 100% trong nhà, hạn chế tiếp xúc với những người trong nhà (tránh dùng các khu chung: bếp nấu, nấu lệch giờ mọi người)
– Giữ khoảng cách tối thiểu 2m với mọi người, nhưng 2 em bé trong nhà vẫn chạy qua chạy lại chơi lúc thấy mình hoặc tự mở cửa vào phòng mình chơi nhúc nhắc
– Rửa tay xà phòng theo đúng qui trình 30s bằng xà phông và nước rửa tay chuyên dụng như hướng dẫn
2. Tìm hiểu thông tin về tiếp xúc gần với bệnh nhân
Mình vẫn trong trạng thái 50-50, không nghĩ mình nhiễm nhưng vẫn tìm hiểu về Hướng dẫn dành cho những người tiếp xúc gần với bệnh nhân Covid (F0 ở tầng 1, mình tầng 2)
Mình tìm bằng từ khóa này: 濃厚接触者のガイドライン
✅Sáng sớm 10/1: 2 ngày sau khi đi xét nghiệm, nhận kết quả DƯƠNG TÍNH
DƯƠNG TÍNH 4 người (3 lớn+1 bé 6t) + Âm tính 2 người (1 lớn + 1 bé 1.5t)
Nhà 6 người thì có 4 người Dương tính (trong đó 3 người không có biểu hiện bệnh)
Dương tính:
-F0: Nam38t (O) – biểu hiện bệnh nặng (Sốt cao, ho đờm, mất bị giác)
-F1: Nữ 34t (A), Nam 6t (😎 – Không có dấu hiện bệnh
-F1: Nữ 33t (C) – Có dấu hiệu bệnh nhưng không rõ ràng tại thời điểm đi xét nghiệm (Đêm: sốt nhẹ, có ho khan nhưng rất ít, có nước mũi, khó thở). Thời gian trước ngày xét nghiệm 1 tuần thì triệu trứng nặng hơn (sốt cao, ho đờm ho khan, khó thở, nặng mắt, khó thở, đau ngực buồn nôn…)
Âm tính:
-F1: Nữ 27t (E), Nữ 1.5t (F)
O,A,B,F là 1 gia đình, sinh hoạt chung trong 1 phòng. Gia đình 4 người thì có duy nhất em bé 1,5t âm tính, còn lại đều dương tính.
✅10/1-12/1
Mình đã làm gì sau khi nhận được tin bản thân mình và 3 người khác trong nhà bị nhiễm cùng lúc trong thời gian chưa thấy Hokensho liên lạc ❓
1. Thông báo cho công ty, nơi làm việc
– Gửi mail thông báo tình hình hiện tại cho toàn bộ các phòng ban, bộ phận trong công ty. Rất may trong thời gian từ nửa cuối tháng 12 đến 6/1 mình không có tiếp xúc gần với ai (do làm việc online, hoặc xếp ngày lên công ty lệch giờ nhau)
-Thông báo với tòa nhà văn phòng trụ sở cty để họ gửi Thông báo tổng 1 lần nữa, đồng thời cũng tiến hành khử trùng toàn bộ tòa nhà, và những nơi mình đã sử dụng trong tòa nhà tại thời điểm lên công ty làm việc ngày 5/1 (3 ngày sau khi đi xét nghiệm)
2. Thông báo cho những người mình đã tiếp xúc gần trong thời gian 1 tuần gần nhất từ khi đi xét nghiệm (8/1)
– Thông báo cho gia đình người bạn mà mình tới chơi ngày 3/1 và bảo cả gia đình nên đi xét nghiệm sớm nhất có thể
3. Không thông báo cho gia đình, bạn bè ở VN biết (đến giờ vẫn không biết, hihi)
Để tránh làm hoang mang không đáng có cho những người không liên quan và không giải quyết được gì cho mình tại Nhật. Cũng để giữ cho tinh thần mình ổn định, không bị người ngoài làm rối lên hoặc hỏi han tò mò quá nhiều. Vì tại thời điểm đó mình nghĩ mình cần có thời gian để bình tĩnh lại, cần tỉnh táo để tìm hiểu chi tiết hơn về triệu chứng bệnh và cách xử lý đối với từng trường hợp tương ứng.
4. Tìm hiểu thông tin về triệu chứng và cách xử lý cho từng tình huống
5. Tìm hiểu về quá trình cách ly, kinh nghiệm từ những người đã từng nhiễm covid và đã khỏi
6. Tìm đến Tư vấn và Hướng dẫn từ người có Hiểu biết liên quan, có kiến thức chuyên môn và hiểu biết nhất định, tin cậy
7. Tự thu xếp, chuẩn bị cho mình quá trình tự cách li tại nhà-tại phòng riêng (sharehouse, có 3 người khác cùng bị nhiễm) dựa trên cơ sở đã tìm hiểu và phù hợp với cơ địa
7.1 Dọn và khử trùng toàn bộ không gian sử dụng
Bản thân mình rất hay dọn phòng, giặt giũ đồ nhưng khử khuẩn thì chưa có. Đây cũng là cách làm sạch lại khu vực bạn sinh hoạt, giúp thông thoáng khí, và vận động cơ thể nên hôm nào mình cũng dọn dẹp, giặt giũ, nhất là thời điểm bị nhiễm covid mình còn khử trùng nhiều lần trong ngày
– Xịt dung dịch cồn khử trùng toàn bộ phòng và xung quanh phòng mình, khu vực toilet (riêng) nhiều lần trong ngày
– Lau – xịt cồn toàn bộ sàn, bàn, ghế, tay bám cửa, chốt cửa, khóa… tất cả các vị trí có tiếp xúc với tay
– Giặt toàn bộ chăn ga, gối, khăn, quần áo… Sau khi giặt phơi trong phòng, dưới điều hòa
– Thay phiên mở các cửa sổ phòng, cửa chính để giữ cho phòng thoáng khí, dễ thở
7.2 Các vật dụng tránh lây nhiễm khi sử dụng đồ trong nhà chung với người khác
Những đồ dưới đây mình luôn dự trữ rất nhiều trong nhà: có thể mua ở các cửa hàng 100y (Daiso, Seira, Lawson 100) nhé
– Găng tay cao su, găng tay nilon, nước rửa tay, gel/nước rửa tay có cồn, giấy ướt có cồn
– Khăn lau tay ở bồn rửa tay, bếp, dùng riêng, và giặt, phơi khô mỗi ngày
– Khẩu trang (có thể lót giấy ăn, hoặc miếng gạc hoặc miếng dán thấm sữa cho mẹ bầu ở mặt trong khẩu trang để đảm bảo không lây lan). Có thể bỏ miếng lót bên trong khẩu trang đi thay vì bỏ hẳn khẩu trang sau mỗi lần đi toilet hoặc nấu bếp chẳng hạn hihi
1 ngày có thể dùng 1-3 cái tùy cách sinh hoạt từng người.
7.3 Hạn chế tối đa sử dụng đồ đạc, khu vực công cộng trong nhà (bếp, phòng tắm)
– Không sử dụng đồ dùng trong bếp chung (bát chén đũa muôi thìa, nồi, chảo, chai lọ…)
-Sát khuẩn tay bằng dung dịch/gel có cồn trước và sau khi đi ra đi vào phòng riêng, khi đi toilet hoặc thậm chí cứ bước ra khỏi phòng trước khi vào lại mình sẽ đeo khẩu trang, rửa tay hoặc xịt cồn sát khuẩn
7.4 Chuẩn bị các loại đồ ăn sẵn để được lâu, thuốc cần thiết và phù hợp, các thực phẩm tăng đề kháng cơ thể
Do cơ địa mình yếu, dễ cảm cúm, hay sốt đêm, nhưng lại tự chữa theo cách tự nhiên. Trường hợp bất khả kháng mới phải dùng đến thuốc tây, nên mình không có sẵn thuốc tây (đau đầu, cảm sốt…) mà chỉ có những thực phẩm tự nhiên để tăng đề kháng:
Đồ luôn sự trữ sẵn trong nhà
– Mật ong, gừng tươi, tỏi tươi, hành tây, dấm tỏi, chanh tươi, chanh ngâm muối đặc, gừng sấy khô
– Rau tía tô tươi
– Bột rau青汁
– Trà túi lọc các loại
– Các loại hạt ăn vặt, dễ ăn, để được lâu: Hạt điều, hạnh nhân
– Các loại bánh, kẹo đồ ngọt để ăn khi không ăn được cơm hoặc tụt huyết áp: Bánh chocopie, socola…
– Đồ hộp ăn liền: Thịt hộp, cá hộp, ngô hộp
Đồ đặt mua ở Amazon
– Mua thêmThuốc dự phòng: Sốt (Tylenol)
– Thực phẩm tăng cường đề kháng: Vitamin C (dạng bột), Tỏi đen
– Bình đun siêu tốc loại 1l dung tại phòng (để súc miệng nước muối hoặc uống chanh mật ong… hạn chế tối ra đi ra ngoài phòng)
– Gói/cốc miso khô các vị ăn liền (đổ nước nóng vào là ăn luôn không phải nấu)
Những đồ mua online cần mua càng sớm càng tốt, và nhớ xác nhận thời gian vận chuyển xem có kịp tới nhà hay không. Ngoài thuốc sốt Tyenol ra thì cả 3 trong số 4 đồ ở Amzon mình đặt đều không về kịp ngày mình đi cách ly ở Khách sạn.
Bột rau và Miso ăn liền rất nên mua sẵn vì không đi ra ngoài mua đồ ăn được, đồ ăn sẵn thì k có rau xanh, hoa quả, nên phương án tối ưu là bạn nên mua gói bột rau hoặc bột hao quả bán sẵn để cân bằng dinh dưỡng nhé. Bột rau giúp tiêu hóa, tránh táo bón và đẹp da nữa. Súp miso có thể ăn thay canh rau củ quả trong điều kiện cách li
7.6 Sinh hoạt điều độ, ngủ đủ giấc
– Ăn nhiều hoa quả có vitC (Cam, quýt), lê, táo, dâu tây…
– Ăn cháo trắng (cho hạt sen, kỷ tử, táo đỏ, và rau củ quả tươi: cà rốt-hành tây băm nhỏ, đậu Hà lan, ngô tươi…). Chia nhỏ thành nhiều bữa
– Uống rất nhiều nước (trà táo đỏ hạt sen, trà xanh, trà đỗ đen rang), nước ép trái cây, sữa hạt…(toàn bộ dung những đồ trong nhà mình có sẵn)
(Khoảng giữa tháng 11 mình đã có 1 đợt sổ mũi, ho, và sốt kéo dài 10 ngày, cũng đã tự chữa bằng cách như trên và tự khỏi)
– Ăn đúng bữa, có thể chia nhỏ 1 ngày 3-4 lần, ăn đồ mềm, dễ tiêu
-KHÔNG XÔNG bằng dàu gió xanh, hay vỏ cam chanh, gừng xả gì. Do mình bị HUYẾT ÁP THẤP (80/55) nên đã từng học theo trên mạng nói xông để ra mồ hôi giảm sốt, nhưng làm thử thì mình bị tụt huyết áp ngay và có biểu hiện chóng mặt buồn nôn…
-Tắm nước nóng, ngâm chân muối và gừng để giữ ấm cơ thể, cũng giúp toát mồ hôi nhẹ nhàng hơn cách xông dầu gió xanh hoặc gừng xả…
– Trước khi ngủ nghe nhạc thiền quét cơ thể, quán tập hơi thở
– Ngủ sớm
——————————————————–
Thời gian từ khi nhận được Kết quả dương tính 10/1 đến khi có quyết định được đưa đi cách ly ở khách sạn (tối 12/1) có lẽ là khoảng thời gian Hoang mang nhất của mình trong suốt thời gian ở Nhật. Bởi trước đó không lâu, một người bạn mình biết ở Châu Âu, đã mất sau 5 ngày nhập viện do nhiễm covid. Biểu hiện bệnh của mình cũng tương đối giống với bạn đó, chỉ khác là mức độ nhẹ hơn nhiều, nhưng khi đó tâm lý thực sự không ổn định và trong đầu bắt đầu bùng nhùng với những suy nghĩ rời rạc không đâu vào đâu.
Lúc đó mình không nghĩ đến tính xuống xấu nhất với bản thân mình, mà mình cảm thấy lo lắng tột cùng cho những người mình đã tiếp xúc thời gian vừa qua. Bởi mặc dù kết quả dương tính nhận vào ngày hôm nay, nhưng không ai biết chính xác mình bị nhiễm từ bao giờ, và trong thời gian đó đã tiếp xúc gần với bao nhiêu người khi đó.
-Mình lo cho gia đình người bạn Nhật mình đã đến chơi 1 ngày (có 2 vợ chồng, bà nội 85t, em bé 6 tháng) mình đã bế ẵm ru ngủ, cho ăn uống suốt 1 ngày không rời tay
-Mình nghĩ tới những người đồng nghiệp lớn tuổi 65-75t trí thức cao, người đồng nghiệp có sẵn bệnh lý nền và vẫn đang chạy chữa từng ngày, nhưng mọi người đều tận tâm với công việc
-Mình nghĩ tới gia đình người bạn mà mình đến dự tiệc, có 2 bé tiểu học mà hôm đó mình đã ngồi chơi, ăn uống với 2 bé cùng gia đình rất lâu
-Mình nghĩ tới những kế hoạch công việc và trách nhiệm của từng người đã được vạch sẵn từ 1 năm trước, và đây là giai đoạn cực kỳ quan trọng đối với toàn thể công ty. Nếu mình không đảm bảo được mảng công việc mình đang chịu trách nhiệm, thì chắc chắn sẽ có ai đó trong công ty phải cáng đáng thay mình tất cả. Tất nhiên vắng cô thì chợ vẫn đông, nhưng vì mình mà ảnh hưởng tới tất cả mọi người như vậy, vì trách nhiệm này chịu được không?
Mình hơi hoảng và không biết bắt đầu từ đâu trong một thế giới ngập tràn thông tin, các diễn đàn, các chuyên gia,.
✅11/1: Hokensho gọi điện thoại cho từng người bị nhiễm trong nhà
+ Hỏi thăm về tình trạng sức khỏe hiện tại, các triệu chứng trong 2 tuần gần nhất
+ Hỏi về lịch trình đi lại, tiếp xúc với bên ngoài trong thời gian 1 tuần
Tất cả những dấu hiệu bệnh mình có trao đổi với bác sỹ nhưng hôm đó họ nói giờ thấy cũng không sao nên không cần kê thuốc gì cả. Nếu sốt cao hoặc có biểu hiện bệnh thì lúc đó đi khám họ sẽ kê thuốc sau.
Lúc đó mình nghĩ, nếu bệnh đã nặng rồi thì làm sao tự đi khám được, thậm chí nếu bị dính covid thì bị cách ly luôn không ra khỏi nhà được thì khám thế nào và thuốc ở đâu? Nói chung tinh thần tự cách li, tự chữa được nêu cao, nhưng mình thì hoang mang kiểu như bị bỏ rơi ấy.
✅13/1 Check in Hotel 16:30, bắt đầu chuỗi ngày cách ly tại khách sạn. Dự kiến ban đầu cách li 5 ngày, xong sẽ quay về nhà tự cách ly tại nhà tiếp. Tuy nhiên, do vài sự cố nên riêng cá nhân mình đã bị (được) gia hạn thêm 2 lần, tổng số ngày ở khách sạn là 12 ngày (tính cả ngày đầu tiên)
-Đợt 1: 13/1-18/1 (dự kiến)
-Đợt 2: 18/1-22/1
-Đợt 3: 22/1-24/1
15/1 Sốt
18/1 Gia hạn lần 1: Thêm 4 ngày
22/1 Gia hạn lần 2: Thêm 3 ngày
24/1 10:30 check out hotel
(12 ngày cách li hotel)

=============================

Các bạn có thể hỏi thêm về khám và điều trị bệnh tại Nhật theo các địa chỉ dưới đây:

Tại Nhật:

Công ty Wap
– Địa chỉ: Tokyo, Minato-ku, Shirokanedai 3-16-11, Minegishi Build 3F
– Sdt: (+81) 3-6687-1033
– Hotline (tiếng việt) : (+81) 80-9679-3939

Tại Việt Nam:
Văn phòng đại diện WAP tại Việt Nam (TOMO-MED)
– Địa chỉ: tầng 3 – Espace – tòa nhà SAVINA, số 1 Đinh Lễ, Hà Nội.
– Hotline: (+84) 904-529-276