Lạm dụng thực phẩm chức năng có thể làm giảm hiệu quả điều trị và gây ra các chứng bệnh ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ

Thực phẩm hỗ trợ sức khoẻ (Việt Nam thường gọi chung là thực phẩm chức năng) vốn ban đầu được dùng để bổ sung các chất dinh dưỡng mà chúng ta không thu nạp đủ chỉ qua ăn uống hàng ngày. Tuy vậy, những năm gần đây, ngày càng có nhiều người dùng sai cách do quá tin vào tác dụng của những loại thực phẩm hỗ trợ này. Giáo sư Kawazoe Kazuyoshi thuộc khoa Dược học trường Đại học Showa (Nhật Bản) đã lên tiếng cảnh báo về việc hiện có rất nhiều người có thói quen sử dụng thực phẩm chức năng như 1 loại thuốc, nhưng trên thực tế, những loại TPCN này ko giúp chữa bệnh, và trong một vài trường hợp, có khi nó còn làm cho bệnh diễn biến theo chiều hướng xấu đi”.

✅NẾU DÙNG SAI CÓ THỂ ẢNH HƯỞNG TỚI TÍNH MẠNG

Theo một báo cáo cho biết, thì có khoảng 75% số người trưởng thành được hỏi cho biết họ từng sử dụng thực phẩm chức năng. Tuy mọi người đều biết là những những chất dinh dưỡng cơ bản cần phải bổ sung qua ăn uống, nhưng đối với những người bận rộn, thì thường sẽ ăn uống không điều độ, cân bằng,..vì thế mà thực phẩm chức năng đóng vai trò rất lớn giúp họ bổ sung dinh dưỡng. Tuy nhiên, nếu dùng quá liều hoặc sai cách thì nhiều khi có thể dẫn tới các hậu quả đáng tiếc, thậm chí ảnh hưởng tới tính mạng.

✅CẦN XEM XÉT XEM THỰC PHẨM CHỨC NĂNG ĐÓ CÓ HỢP VỚI THUỘC ĐANG DÙNG KO?

Vitamin và khoáng chất là thành phần dinh dưỡng thường có trong các loại thực phẩm chức năng. Tuy vậy, nếu bạn đang sử dụng một loại thuốc khác thì nên hết sức chú ý kiểm tra xem nó có hợp để dùng chung với loại TPCN mà bạn đang dự định dùng hay ko. Vì nếu chẳng may dùng loại TPCN ko hợp với loại thuốc bạn đang dùng, thì có thể ảnh hưởng xấu tới quá trình điều trị.

Ví dụ, với những người đang điều trị huyết khối ( hiện tượng máu đông tại các mạch máu) bằng Warfarin nếu sử dụng các loại thực phẩm chức năng có chưa vitamin K có thể làm giảm hiệu quả giúp chống đông máu của Warfarin. Hoặc acid folic, một loại vitamin thường xuất hiện trong khá nhiều TPCN có thể làm suy yếu tác dụng của thuốc điều trị ung thư, hoặc ngược lại, làm cho tác dụng của nó mạnh lên quá mức cần thiết. Những năm gần đây, các loại thuốc chữa ung thư mới liên tục được nghiên cứu và đưa vào sử dụng, nhưng do tốc độ ra đời quá nhanh nên các nghiên cứu tương ứng về độ tương thích của nó với các loại TPCN thì vẫn chưa theo kịp.

Trong số các khoáng chất, thì Kali sẽ không được bài tiết tốt nếu chức năng thận bị suy giảm. Khi đó, nó sẽ đi vào trong máu, gây nên chứng tăng Kali máu dẫn tới rối loạn nhịp tim. Vì vậy, người cao tuổi cần hạn chế sử dụng các TPCN có chứa một lượng kali lớn, vì chức năng thận của họ thường đã suy giảm khá nhiều.

Trong trường hợp bổ sung sóc đề ngăn ngừa chứng thiếu máu cũng cần lưu ý. Vì chứng thiếu máu không hẳn chỉ là do thiếu sắt. Nếu bạn bổ sung sắt quá liều sẽ khiến chất sắt dưa thừ tích luỹ lại trong các cơ quan nội tạng dẫn tới suy tim. Điều này cũng tương tự khi bạn bổ sung kẽm hoặc đồng.

Vì vậy, trước khi dùng bạn cần cân nhắc kỹ xem có đúng là mình cần bổ sung thêm TPCN ko? Và nếu cảm thấy không chắc chắn, thì tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ-dược sĩ để đảm bảo an toàn khi sử dụng.

=============================

📣Các bạn có thể hỏi thêm về khám và điều trị bệnh tại Nhật theo các địa chỉ dưới đây:

🇯🇵Tại Nhật:
🏥Công ty Wap
– Địa chỉ: Tokyo, Minato-ku, Shirokanedai 3-16-11, Minegishi Build 3F
– Sdt: (+81) 3-6687-1033
– Hotline (tiếng việt) : (+81) 80-9679-3939

🇻🇳Tại Việt Nam:
🏥Văn phòng đại diện WAP tại Việt Nam (TOMO-MED)
-Địa chỉ: tầng 3 – Espace – tòa nhà SAVINA, số 1 Đinh Lễ, Hà Nội.
-Hotline: (+84 904-529-276