Có phải phản ứng phụ sau tiêm vắc-xin ngừa corona càng mạnh thì hiệu quả phòng ngừa càng cao?

 

 

Phản ứng phụ mạnh / yếu khác nhau

Việc tiêm vắc-xin ngừa Corona gây ra nhiều phản ứng phụ khác nhau như sốt, đau cơ, khó chịu, đau đầu… Điều này khác nhau ở mỗi người, có người già có phản ứng nhẹ nhưng cũng có người trẻ có phản ứng mạnh như thể họ đã mắc một loại bệnh truyền nhiễm nào đó.

Sau khi tiêm vắc xin, nhiều người nói rằng

“Vì bị sốt cao sau khi tiêm, nên tôi nghĩ rằng mình có kháng thể tốt!”

“Tôi không bị sốt nên chắc là tôi không có kháng thể…”

Vậy có phải là phản ứng phụ càng mình thì hiệu của của vắc xin càng cao không?

Hiện tại có thể nói là không có mối tương quan giữa mức độ mạnh/yếu của các phản ứng phụ và việc thu nhận kháng thể.

Học được gì từ dữ liệu tiêm chủng của nhân viên y tế

Các phản ứng phụ xảy ra trong vài ngày sau khi tiêm vắc xin là phản ứng bình thường do các chất lạ xâm nhập vào cơ thể. Sau khi xảy ra phản ứng phụ từ vài ngày đến vài tuần, sẽ xuất hiện phản ứng miễn dịch dài hạn. Đây là điểm quan trọng nhất của vắc xin. 

Một nghiên cứu trên 954 nhân viên chăm sóc sức khỏe tại Hệ thống Y tế Johns Hopkins cho thấy rằng có sự khác biệt về hiệu giá kháng thể (nồng độ kháng thể) giữa những người có phản ứng phụ và những người không có phản ứng phụ với cả vắc xin Pfizer và Moderna. (Ngày 22 tháng 8 năm 2021).

Cũng có nghiên cứu khác điều tra mối quan hệ giữa hiệu giá kháng thể và phản ứng phụ ở các nhân viên chăm sóc sức khỏe của Trung tâm Y tế Quân đội Walter Reed đã được tiêm vắc xin Pfizer (bản thảo chưa được rà soát).

Nghiên cứu trên 206 người 1 tháng sau khi tiêm vắc xin mũi 2 (69,4% nữ, độ tuổi trung bình là 41,5), cho thấy không có mối tương quan giữa “độ mạnh/yếu của phản ứng phụ của vắc xin” và “hiệu giá kháng thể chống lại protein S của corona chủng mới”. 

Nói cách khác, phản ứng phụ của vắc xin mạnh không có nghĩa là có thể tạo ra nhiều kháng thể, và phản ứng phụ yếu không có nghĩa là không thể tạo ra kháng thể.

Sự khác biệt trong việc nhận được kháng thể cũng tùy thuộc vào độ tuổi. Một nghiên cứu của Trung tâm Y tế Quân đội Walter Reed cho thấy tuổi càng cao, sự gia tăng hiệu giá kháng thể càng nhỏ. Điều này là do chức năng của các tế bào miễn dịch (tế bào T) đang bị lão hóa. Tuy nhiên, hãy yên tâm rằng có đủ hiệu giá kháng thể để ngăn ngừa lây nhiễm

Các nghiên cứu về các loại vắc-xin khác nhau được tiêm vào người đã chỉ ra rằng phụ nữ có nhiều khả năng bị phản ứng phụ hơn. Điều này có thể là do sự khác biệt về giới tính trong hệ thống miễn dịch bẩm sinh, nhưng lý do chính xác vẫn chưa rõ. Ngoài ra, người ta nói rằng những người trẻ tuổi, những người tiêm vắc xin lần hai và những người đã bị nhiễm corona chủng mới có nhiều khả năng bị phản ứng phụ hơn.

Quan điểm hiện nay cho rằng phản ứng phụ với vắc-xin corona mới càng mạnh thì kháng thể càng dễ tăng lên, và phản ứng phụ yếu hơn không có nghĩa là vắc-xin không hiệu quả.

Do đó, nhiều người cho rằng “Vì phản ứng phụ mạnh nên tôi đã được miễn dịch!”

Tuy nhiên, chắc chắn rằng hiệu giá kháng thể sẽ giảm theo thời gian ngay cả khi đã tiêm 2 lần vắc-xin, và có vẻ như ở Hoa Kỳ đã đề nghị tiêm nhắc lại lần thứ ba cho những người đã hoàn thành vắc xin corona mũi 2 được 8 tháng. Các cuộc thảo luận về việc tiêm mũi thứ ba cũng đang được tiến hành ở Nhật.

Nguồn: Yahoo JP

 

CÁC SẢN PHẨM ĐANG BÁN CHẠY CỦA WAP!

********************************

Các bạn có thể hỏi thêm về khám và điều trị bệnh tại Nhật theo các địa chỉ dưới đây:

Tại Nhật:
Công ty Wap
– Địa chỉ: Tokyo, Minato-ku, Shirokanedai 3-16-11, Minegishi Build 3F

– Sdt: (+81) 03-6687-1033
– Hotline (Tiếng Việt) : (+81) 08096793939

Tại Việt Nam:
Văn phòng đại diện Wap
– Otomon Tại Việt Nam (Tomo-Med)

– Địa chỉ: Tầng 3 – Espace – Tòa Nhà Savina, Số 1 Đinh Lễ, Hà Nội.
– Hotline: +84-904529276