Review kỳ thi Chứng chỉ Phiên dịch y tế (Vòng 2)

 

 

WAP – Japan Medical Gate tiếp tục giới thiệu đến các bạn bài review về kỳ thi Chứng chỉ Phiên dịch y tế (医療通訳技能検定試験) vòng 2 (Vòng thực hành) của bạn Phan Phương Mai. Hi vọng những thông tin mà bạn Mai chia sẻ sẽ giúp ích cho mọi người 

=====================

 

Hình thức thi của vòng 2 là dạng roleplay (nhập vai), trong đó mình sẽ đóng vai phiên dịch, dịch lại cuộc hội thoại trao đổi về các triệu chứng cũng như tình hình sau xét nghiệm/chụp chiếu giữa 2 giám khảo (1 người Nhật đóng vai bác sĩ + 1 người Việt đóng vai bệnh nhân). Mọi năm nghe nói vòng roleplay này sẽ được giới hạn trong 2 bệnh để thí sinh có thể chuẩn bị trước, nhưng năm nay không hiểu sao tự dưng BTC đổi tông, ko cho biết tí thông tin gì về chủ đề của vòng 2 này cả. Vậy nên đến tận lúc vào phòng thi thí sinh mới biết là mình phải dịch về bệnh gì.

Để hình dung về cách thức thi, các bạn có thể tham khảo video này.

Đây là video phần tập roleplay dịch Anh – Nhật, trong thực tế khi thi thì 3 người ko ngồi gần nhau như thế này mà phiên dịch sẽ ngồi ở 1 bàn đối diện với 2 giám khảo đóng vai bác sĩ và bệnh nhân, cách họ khoảng tầm 2m. Bác sĩ và bệnh nhân thì sẽ nhìn script để đọc lời thoại, còn dĩ nhiên phiên dịch thì ko có script rồi =)), phải tự mình nghe và memo lại (memo vào giấy do BTC phát) rồi dịch ngay tại chỗ thôi.

Video ví dụ trên thì hơi ngắn, còn trong thực tế thì bài thi thật dài hơn, tổng thời gian bệnh nhân – bác sĩ nói và thí sinh dịch lại phải khoảng trên 10p. Thời gian tối đa để thí sinh hoàn thành bài thi của mình là 15p, nếu quá 15p thì dù vẫn chưa hết nội dung trong script nhưng phần thi cũng sẽ tự động bị ngừng. Trên thực tế thì hôm 6/12 vừa qua mình cũng biết có một vài bạn không dịch hết được, mới được khoảng 2/3 nội dung thì đã hết giờ nên bị yêu cầu dừng lại ra khỏi phòng thi ko được dịch tiếp phần còn lại nữa.

 

 

Cá nhân mình hôm thi thì có một vài điểm sau đây mình thấy khá khó nhằn, cần rút kinh nghiệm cho lần thi sau:

  • Cả bác sĩ và bệnh nhân đều nói liền tù tì 5-6 câu 1 lúc rồi mới ngừng lại để mình dịch, mà thi phiên dịch y tế thì lại đòi hỏi dịch đúng và đầy đủ tất cả các nội dung mà bác sĩ & bệnh nhân nói ra, ko được tự ý tóm tắt lại hay lược bớt, nên nếu không quen memo thì nhiều đoạn thật sự là dễ dịch thiếu từ, thiếu ý. Mình có tham khảo trên Youtube thì thấy có 1 số video dạy cách memo khi dịch y tế (sao cho memo nhanh mà vẫn đủ ý, vì nếu memo theo cách thông thường sẽ khó kịp, hoặc dễ bị tình trạng mải memo quá nghe sót các câu sau), tuy nhiên vì cũng chưa có thời gian thực hành nhiều nên hôm thi thật cũng tương đối là lúng túng. Video tham khảo cách memo.
  • Nên học về tên + các triệu chứng cơ bản của càng nhiều loại bệnh càng tốt, vì khi dịch mà vào trúng bệnh mình ko biết thì thật sự là rất hoang mang. Đợt ôn thi mình có học theo gần hết các video của cô Julija nên các bệnh thường gặp như tiểu đường, viêm phổi, viêm đường tiết niệu, bệnh Gout, Parkinson, viêm khớp, …này nọ mình cũng nắm được tương đối, nhưng đến lúc vào thi, bác sĩ nói siêu âm tử cung thì thấy có 嚢胞, từ nghe lạ hoắc, dù cũng có bình tĩnh hỏi lại từ đó là gì để bác sĩ giải thích mà xong…vẫn ko hiểu nên dù phần triệu chứng trước đó, và phần điều trị sau đó dịch khá ổn, nhưng đúng phần quan trọng nhất là tên bệnh thì lại chuệch chà chuệch choạc, thành ra… BTC có cho phép mang từ điển giấy hoặc kim từ điển vào nhưng lại ko cho phép dùng app điện thoại, mà mình ko có cả từ điển giấy lẫn kim từ điển nên đành tay ko đánh giặc. Nếu có thì có khi khâu này cũng đỡ hơn. Lúc ngồi ở phòng chờ mình thấy hầu hết các bạn người Trung Quốc (thi tiếng Trung) đều có kim từ điển cả.
  • Trước khi bắt đầu phần thi, giám khảo sẽ yêu cầu thí sinh tự giới thiệu. Cái này lẽ ra ngoài giới thiệu tên họ ra phải giải thích rõ cho bệnh nhân 1 số điểm như video dưới đây, nhưng vì bệnh nhân là người Việt Nam mà đến lúc thi BTC lại yêu cầu quay ra bác sĩ và …giới thiệu bằng tiếng Nhật, nên thành ra mình hơi bị hoang mang style một lúc, kết quả là đáng nhẽ phải nói trong video thì mình lại đứng hình giới thiệu mỗi tên xong bảo hôm nay tôi sẽ đảm nhận việc thông dịch, mong bác sĩ giúp đỡ =)). Có lẽ đó cũng là 1 trong những nguyên nhân làm mình tạch :)). Video tham khảo cách tự giới thiệu.
  • Một điểm nữa ko trong phần thi nhưng mình nghĩ ai đi thi cũng nên lưu ý, là thời gian chờ ở phòng chờ rất dài. Như mình là phải chờ gần 2 tiếng mới được vào thi, nhưng trong lúc chờ lại ko được dùng điện thoại (điện thoại bị tịch thu từ đầu để tránh người thi trước ko phím đề cho người sau), xong mình do ko biết nên ko in sẵn tài liệu ra giấy nên ko có gì để mang vào ngồi học. Trong khi các bạn người TQ với người Nhật ai cũng có sẵn 1 tập tài liệu in sẵn các bài roleplay để tranh thủ dợt lại, vừa tranh thủ học thêm đc 1 ít, vừa đỡ sốt ruột vì ngồi không.

Tóm lại là trước khi thi mình cũng hơi chủ quan, nghĩ vòng 1 thi viết học đủ các kiến thức y tế này nọ mới khó chứ đọc đề vòng 2 năm ngoái thì cũng ko đến nỗi khó nhằn nên học cũng có phần chưa thực sự kỹ lắm, chủ yếu chỉ xem video của cô Julia rồi lẩm nhẩm theo. Lần này thi biết thực tế rồi, kỳ tới ôn thi lại mình sẽ rút kinh nghiệm, học kỹ hơn, đặc biệt là phần memo, jikoshokai và cả kiến thức về các loại bệnh nữa. 

Cảm ơn mọi người đã đọc hết bài review vòng 2 dưới góc nhìn 反省 của 1 đứa vừa thi trượt là mình =)). Hy vọng tháng 6 tới thi lại kết quả sẽ tốt đẹp hơn để mình lại có cơ hội review lại vòng này dưới góc nhìn của 1 người vừa thi đỗ. Hehe.

 

CÁC SẢN PHẨM ĐANG BÁN CHẠY CỦA WAP!

********************************

Các bạn có thể hỏi thêm về khám và điều trị bệnh tại Nhật theo các địa chỉ dưới đây:

Tại Nhật:
Công ty Wap
– Địa chỉ: Tokyo, Minato-ku, Shirokanedai 3-16-11, Minegishi Build 3F

– Sdt: (+81) 03-6687-1033
– Hotline (Tiếng Việt) : (+81) 08096793939

Tại Việt Nam:
Văn phòng đại diện Wap
– Otomon Tại Việt Nam (Tomo-Med)

– Địa chỉ: Tầng 3 – Espace – Tòa Nhà Savina, Số 1 Đinh Lễ, Hà Nội.
– Hotline: +84-904529276