So sánh Chụp cắt lớp vi tính (CT) và Chụp cộng hưởng từ ( MRI )

Khi đi khám sức khoẻ, ningen-dock,..chúng ta thi thoảng lại nghe tới các cụm từ như chụp #CT, chụp #MRI…Có thể chúng ta đều lờ mờ biết đây là 2 cách chụp các bộ phận cơ thể để kiểm tra tình trạng bệnh lý, sức khoẻ,..và khi chụp CT hay MRI chúng ta đều được …đưa vào một máy tròn, to để chụp,..nhưng nguyên lý của 2 hình thức chụp này ra sao, dùng trong những trường hợp nào thì chắc ko phải ai cũng rõ. Trong bài viết này, Japan Medical Gate sẽ giới thiệu cụ thể hơn với các bạn nhé.
✅Chụp cộng hưởng từ (chụp MRI, viết tắt của Magnetic resonance imaging) là một phương pháp sử dụng sóng điện từ mạnh, tác dụng với lượng nước bên trong cơ thể để thu hình ảnh của các cơ quan trong cơ thể sống .
✅Chụp cắt lớp vi tính (còn gọi là Chụp CT theo chữ viết tắt tiếng Anh: CT của Computed Tomography) là một phương pháp chụp hình X quang. Máy CT chạy vòng quanh thân thể bệnh nhân, phát sóng X quang và đo độ hấp thụ năng lượng tia x của các cấu trúc khác nhau của cơ thể. Sau đó sử dụng các thông tin này và ráp lại với vi tính hình ảnh của cơ thể trên không gian 2 hoặc 3 chiều.
👉🏽MRI CÓ THỜI GIAN CHỤP DÀI NHƯNG KO BỊ PHƠI NHIỄM, CT CHỤP NHANH NHƯNG CÓ KHẢ NĂNG PHƠI NHIỄM
– Điểm lợi của MRI là cho hình ảnh chẩn đoán rất rõ nét khi chụp các bộ phận có lượng nước nhiều như não hay cơ bắp, lại ko lo bị phơi nhiễm phóng xạ nên có thể sử dụng cho cả trẻ em hay phụ nữ có thai.
Ngược lại, MRI có điểm bất cập là thời gian chụp toàn thân dài, lên tới 30p- gần 1 tiếng, lại phải ở trong 1 ko gian hẹp và rất ồn trong thời gian dài.
-Điểm lợi của CT là có thể cho những hình ảnh chẩn đoán rõ nét hơn khi chụp những bộ phận có lượng nước ít như xương,..và thời gian chup toàn thân chỉ 2.5s, rất ngắn. Tuy vậy, do sử dụng tia phóng xạ, nên ít nhiều có nguy cơ phơi nhiễm phóng xa. Ngoài ra, khi chụp các cơ quan nội tạng, thì hình ảnh chụp được sẽ lẫn cả xương và, nên sẽ khó đánh giá những phần bị che bởi xương này.
👉🏽KHI NÀO THÌ NÊN CHỤP MRI ? KHI NÀO CHỤP CT ⁉️
MRI và CT có kĩ thuật chụp và hình thức chụp hoàn toàn khác nhau, nên tuỳ vào vị trí chụp và bệnh lý, cũng như mục đích chụp mà bác sĩ sẽ chọn phương pháp chụp hợp lý nhất. Bạn ko phải lo sẽ phải tự lựa chọn đâu, nên yên tâm nhé.
Tuy vậy, đối với các bệnh nhân có cấy ghép các máy như máy tạo nhịp tim, đoạn mạch nhân tạo…trong cơ thể thì sẽ không thể ở trong môi trường có từ tính cao khi chụp MRI được, nên bạn cần báo trước với bác sĩ khi khá nhé. Phụ nữ có thai thì nên tránh chụp CT, vì vậy khi khám bạn cũng cần trao đổi với bác sĩ về vấn đề này.

=============================

📣Các bạn có thể hỏi thêm về khám và điều trị bệnh tại Nhật theo các địa chỉ dưới đây:

🇯🇵Tại Nhật:
🏥Công ty Wap
– Địa chỉ: Tokyo, Minato-ku, Shirokanedai 3-16-11, Minegishi Build 3F
– Sdt: (+81) 3-6687-1033
– Hotline (tiếng việt) : (+81) 80-9679-3939

🇻🇳Tại Việt Nam:
🏥Văn phòng đại diện WAP tại Việt Nam (TOMO-MED)
-Địa chỉ: tầng 3 – Espace – tòa nhà SAVINA, số 1 Đinh Lễ, Hà Nội.
-Hotline: (+84 904-529-276