Ung thư nội mạc tử cung là bệnh ung thư phụ khoa thường gặp ở nữ giới. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng phổ biến hơn trong khoảng 45-75 tuổi. Độ tuổi trung bình của các bệnh nhân ung thư nội mạc tử cung khi chẩn đoán là 60, tuy nhiên hiện nay, bệnh đang có xu hướng trẻ hóa dần.
Ung thư nội mạc tử cung thường gặp hơn ở những đối tượng thừa cân, béo phì, mắc bệnh đái tháo đường, hay dùng các sản phẩm có chứa hormone estrogen.
■ MỘT SỐ TRIỆU CHỨNG THƯỜNG GẶP Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ NỘI MẠC TỬ CUNG:
Một số triệu chứng ung thư nội mạc tử cung:
– Xuất huyết âm đạo bất thường
– Ra khí hư bất thường (lượng dịch nhiều, có màu sắc bất thường)
– Đau vùng chậu thường xuyên
– Thay đổi thói quen đại tiện, tiểu tiện (ví dụ tiểu buốt, bí tiểu, xuất hiện máu trong nước tiểu)
– Giảm cân ko rõ lý do
■ CÁC BIỆN PHÁP TẦM SOÁT UNG THƯ NỘI MẠC TỬ CUNG
1. Xét nghiệm Pap Smear (phết tế bào tử cung)
Đây là một xét nghiệm khá đơn giản, thực hiện bằng cách tách lấy tế bào bong ra từ lớp niêm mạc tử cung, tiến hành nhuộm rồi soi dưới kính hiển vi để tìm các tế bào bất thường, bị loạn sản, tế bào tiền ung thư và ung thư,… Nếu kết quả bình thường, nghĩa là chị em không bị bệnh ung thư nội mạc tử cung. Khi kết quả Pap Smear bất thường, thì bệnh nhân có thể bị viêm hoặc ung thư ở tử cung, khi đó bác sĩ sẽ thực hiện chẩn đoán xác định bằng cách soi hoặc sinh thiết nội mạc tử cung.
Việc lấy mẫu tế bào tuỳ vào cảm nhận của từng người, nhưng khá đau do cần đưa dụng cụ vào sâu bên trong tử cung,
Chi phí để xét nghiệm phết tế bào tử cụng ở Nhật là từ 3000 ~ 5000y, thời gian lấy mẫu xét nghiệm khoảng 5 phút.
2. Siêu âm qua ngã âm đạo (Siêu âm đầu dò):
Đây là biện pháp thường được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân đã tương đối lớn tuổi, và việc đưa dụng cụ vào sâu trong tử cung để lấy mẫu tế bào gặp khó khăn. Để siêu âm, bác sĩ sẽ đưa một thiết bị gọi là đầu dò vào âm đạo và quan sát tử cung bằng các hình ảnh được tạo thành từ phản xạ của sóng siêu âm. Các bác sĩ sẽ đo độ dày của niêm mạc tử cung để chẩn đoán nguy cơ ung thư. Tuy vậy, biện pháp này có hạn chế là có thể bỏ qua ko phát hiện được ung thư khi mới ở giai đoạn đầu.
Chi phí để siêu âm đầu dò ở Nhật là khoảng 3000 yên, với thời gian từ 10- 15 phút.
3. Chụp MRI khoang chậu:
Đây là phương pháp chụp MRI để quan sát phần bên trong khoang chậu, bao gồm tử cung và buồng trứng. Chụp MRI không gây đau và cũng không có nguy cơ bị phơi nhiễm phóng xạ. Đối với những người cảm thấy ko thoải mái lắm khi bị bác sĩ đưa các dụng cụ vào âm đạo để khám, thì đây có thể là một lựa chọn khá dễ chịu. Phạm vi chụp của MRI khoang chậu khá rộng, nên không những có thể tầm soát ung thư tử cung mà còn có thể kiểm tra cả ung thư buồng trứng, u xơ tử cung và u nang buồn trứng nữa.
Tuy vậy, phương pháp này có nhược điểm là thời gian khám khá lâu, và chi phí cũng tương đối đắt so với 2 loại còn lại ( giá khám ở Nhật từ 8000 -12000 y, với thời gian chụp 30-40p). Ngoài ra, những bệnh nhân từng phẫu thuật và có kim loại trong người sẽ ko thể sử dụng phương pháp này được. Các chị em sợ tiếng ồn hoặc bị chứng sợ ko gian hẹp cũng có thể thấy ko thoải mái lắm với phương pháp này.
■ 4 TIÊU CHÍ ĐỂ LỰA CHỌN NƠI KHÁM TẦM SOÁT UNG THƯ NỘI MẠC TỬ CUNG:
Hiện có khá nhiều bệnh viện, phòng khám tại Nhật có nhận khám tầm soát ung thư nội mạc tử cung. Sau đây là 4 tiêu chí để các bạn có thể căn cứ khi muộn lựa chọn cho mình 1 nơi khám phù hợp.
1. Phòng khám có bác sĩ nữ hay không?
Khám tầm soát ung thư nội mạc tử cung là khám 1 trong những bộ phận nhạy cảm nhất đối với chị em phụ nữ. Chính vì thế, việc lựa chọn phòng khám có bác sĩ nữ phụ trách sẽ giúp các chị em có thể thư giãn và thả lỏng khi khám được tốt hơn.
2. Có tầng dành riêng cho nữ giới hay không?
Tuỳ vào bệnh viện, phòng khám, mà có nơi các chị em khi đi khám phụ khoa sẽ phải ngồi cùng phòng chờ với nam giới đang chờ khám ở các khoa khác. Tuỳ vào nội dung của gói khám mà có thể sẽ phải thay từ quần áo bình thường sang quần áo ở bệnh viện. Đối với nhiều chị em, việc phải ngồi chờ cùng với cánh mày râu trong bộ quần áo của bệnh viện dễ khiến họ ngại và gặp một số căng thẳng không cần thiết. Nếu để tâm trạng bị lo lắng, hồi hộp, căng thẳng khi khám, thì sẽ dễ khiến chị em cảm thấy bị đau hơn khi lấy mẫu tế bào hoặc nội soi,… Chính vì thế, nếu có thể, chị em nên chọn các bệnh viện, phòng khám có tầng dành riêng cho nữ giới.
3. Có bác sĩ chuyên môn thuộc hiệp hội bác sĩ sản phụ khoa của Nhật (日本産婦人科学会産婦人科専門医) hay không?
Các bác sĩ chuyên môn thuộc hiệp hội bác sĩ sản phụ khoa của Nhật là những bác sĩ có nhiều kinh nghiệm liên quan tới sinh sản, sản khoa cũng như có kiến thức chuyên sâu về các bệnh ung thư ở phái nữ. Họ không chỉ có kinh nghiệm trong việc chẩn đoán và phát hiện ung thư sớm, mà còn có thể cho bạn. những lời khuyên hữu ích trong việc chăm sóc, duy trì và cải thiện sức khoẻ phụ khoa. Chọn các bệnh viện/ phòng khám có bác sĩ thuộc hiệp hội bác sĩ sản phụ khoa của Nhật sẽ giúp chúng ta yên tâm hơn về độ chính xác của các chẩn đoán khi khám tại đây.
4. Có bác sĩ chuyên môn thuộc hiệp hội các bác sĩ chuyên về ung thư sản phụ khoa của Nhật (日本婦人科腫瘍学会婦人科腫瘍専門医) hay không?
Các bác sĩ thuộc hiệp hội các bác sĩ chuyên về ung thư phụ khoa của Nhật là những chuyên gia trong lĩnh vực ung thư ở phái nữ. Họ là người có kiến thức sâu rộng trong việc chẩn đoán các bệnh ung thư ở nữ giới như ung thư tử cung, ung thư buồng trứng. Nếu bạn muốn khám với mục đích chính là tầm soát và phát hiện sớm các loại ung thư ở phái nữ, thì đây là 1 trong những tiêu chí quan trọng nên xem xét khi chọn bệnh viện/ phòng khám.
=============================
Các bạn có thể hỏi thêm về khám và điều trị bệnh tại Nhật theo các địa chỉ dưới đây:
Tại Việt Nam:
Văn phòng đại diện WAP tại Việt Nam (TOMO-MED)
-Địa chỉ: tầng 3 – Espace – tòa nhà SAVINA, số 1 Đinh Lễ, Hà Nội.
-Hotline: (+84 904-529-276