Tổng hợp những điều cần biết về việc tiêm vắc xin Corona Nhật

Tỉnh Nagano vừa phát hành flyer tổng hợp các thông tin cần biết về tiêm vắc xin Corona với các hình minh hoạ rất dễ hiểu để người dân có thể nắm được các thông tin quan trọng.
WAP – Japan Medical Gate post lại ở đây để các bạn quan tâm có thể cùng đọc và biết thêm nha. Theo dự kiến thì nếu việc tiêm vắc xin đi được đúng như tiến độ mà Bộ Y Tế đề ra, thì khoảng tháng 7 hoặc tháng 8 là những người trẻ, khoẻ và ko có bệnh nền cũng sẽ đến lượt được tiêm rồi đó ạ.
===============
1) Những người sau sau đây không được tiêm:
– Vừa tiêm các loại vắc xin khác trong 2 tuần trở lại
– Sốt trên 37.5 độ
– Đang mắc các bệnh cấp tính ở mức nặng (ví dụ như đang có các triệu chứng cảm nặng hoặc bị viêm ruột,..)
—> những trường hợp như vậy cần trao đổi lại về ngày tiêm.
2) Khoảng cách giữa 2 lần tiêm:
– Khoảng cách giữa lần tiêm đầu và lần tiêm thứ 2 là 21 ngày. Tuy vậy, nếu sau khi tiêm lần 1 xảy ra shock phản vệ thì sẽ không tiêm tiếp lần 2 mà cần trao đổi lại với bác sĩ.
3) Sau khi tiêm:
– Sau khi tiêm vẫn cần thực hiện các biện pháp phòng tránh lây nhiễm như trước khi tiêm do vẫn chưa rõ vắc xin có hiệu quả trong bao lâu.
4) Hiệu quả của vắc xin:
– Vắc xin ngừa Corona được cho là có hiệu quả phòng ngửa lên tới 95%, giúp bệnh nhân ko bị trở nặng khi ko may bị nhiễm, và được kỳ vọng là sẽ giảm khả năng lây nhiễm sang người khác.
Hiệu quả phòng ngừa ở mức 95% KHÔNG CÓ NGHĨA LÀ trong 100 người tiêm thì vắc xin có tác dụng với 95 người, MÀ TỈ LỆ NÀY CÓ NGHĨA LÀ so với những người không tiêm thì những người được tiêm có tỉ lệ phát bệnh ít hơn 95%.
5) Sau khi tiêm bao lâu thì vắc xin phát huy tác dụng:
Sau khi tiêm mũi đầu tiên 2 tuần thì vắc xin mới phát huy tác dụng. Sau khi tiêm mũi thứ 2 khoảng 7 ngày thì khả năng miễn dịch được trang bị tương đối tốt.
So với những người được tiêm vắc xin thì những người đã từng mắc Corona có khả năng sẽ có miễn dịch với Corona yếu hơn nên vẫn được khuyên tiêm phòng để đảm bảo an toàn.
6) Phản ứng phụ của vắc xin:
– Một số phản ứng phụ chính: đau khi tiêm, uể oải, đau đầu, đau cơ, lạnh người, sốt, sưng ở chỗ tiêm, đau khớp, buồn nôn.
– Các phản ứng phụ kể trên có thể xuất hiện sau khi tiêm từ 1-2 ngày nên nếu có thể nên tránh sắp xếp các công việc quan trọng vào khoảng thời gian này.
– So với lần tiêm đầu tiên thì lần tiêm thứ 2 dễ bị phản ứng phụ mạnh hơn, tuy vậy, để tăng cường miễn dịch thì nên tiêm đủ 2 lần.
– Trong trường hợp các phản ứng phụ sau tiêm ngày càng nghiêm trọng thì nên liên hệ ngay với cơ sở y tế để được hỗ trợ.
7) Shock phản vệ là gì?
Shock phản vệ nói 1 cách đơn giản là phản ứng dị ứng ở mức độ mạnh. Sau khi tiêm, nếu trong thời gian ngắn mà xuất hiện 2 trong số các triệu chứng kể trên thì có thể coi là bị shock phản vệ. Khả năng xảy ra shock phản vệ khi tiêm vắc xin ngừa Corona là 1/200.000 ca. 70% trường hợp shock phản vệ xảy ra trong 15 phút sau khi tiêm, và 90% xảy ra trong vòng 30 phút sau khi tiêm.
– Các triệu chứng liên quan tới da và niêm mạc (nổi mẩn, ngứa, phát ban)
– Các triệu chứng liên quan tới tim mạch (hạ huyết áp, tổn hại về ý thức)
– Các triệu chứng liên quan tới hô hấp (khó thở, thở khò khè)
– Các triệu chứng liên quan tới tiêu hoá (đau bụng, buồn nôn).
Trong đó khoảng 80-90% các trường hợp shock phản vệ xuất hiện các triệu chứng liên quan tới da và niêm mạc.
Các triệu chứng shock phản vệ sẽ giảm bớt khi được điều trị (tiêm thuốc, nằm nghỉ ngơi, thở oxy khi cần thiết) và không để lại di chứng về sau.
8 ) Các trường hợp không được tiêm:
– Sốt trên 37.5 độ vào ngày tiêm
– Có các bệnh nặng cấp tính như cảm nặng, viêm ruột,..
– Vừa tiêm các loại vắc xin khác trong 2 tuần đổ lại
– Dưới 16 tuổi (trong thời gian tới dodois tượng tiêm có thể sẽ được mở rộng)
– Bị shock phản vệ khi tiêm lần 1.
9) Các trường hợp vẫn được tiêm
– Dị ứng thức ăn, dị ứng vật nuôi, rệp nhà,…
– Dị ứng phấn hoa
– Mắc các bệnh nền về tim, máu, gan,…
– Đang mang thai (tuy vậy cần trao đổi với bác sĩ). Tuy vậy, các trường hợp bầu dưới 12 tuần nên tránh chưa nên tiêm. Hiện chưa có báo cáo nào về việc tiêm vắc xin có thể ảnh hưởng tới em bé trong bụng cả.
– Các mẹ đang cho con bú.
– Đang sử dụng các loại thuốc điều trị
– Sau phẫu thuật (cần trao đổi với bác sĩ)

=============================

Các bạn có thể hỏi thêm về khám và điều trị bệnh tại Nhật theo các địa chỉ dưới đây:

Tại Nhật:

Công ty Wap
– Địa chỉ: Tokyo, Minato-ku, Shirokanedai 3-16-11, Minegishi Build 3F
– Sdt: (+81) 3-6687-1033
– Hotline (tiếng việt) : (+81) 80-9679-3939

Tại Việt Nam:
Văn phòng đại diện WAP tại Việt Nam (TOMO-MED)
– Địa chỉ: tầng 3 – Espace – tòa nhà SAVINA, số 1 Đinh Lễ, Hà Nội.
– Hotline: (+84) 904-529-276