💯Vai trò của việc lấy Second opinion (Ý kiến thứ 2 từ bác sĩ khác) trong điều trị ung thư 📝

✅SECOND OPINION LÀ GÌ?

Việc lấy ý kiến thêm (second opinion) là việc bệnh nhân tham khảo “ý kiến thứ 2“ từ bác sĩ thuộc một bệnh viện/cơ sở y tế khác với nơi/ bác sĩ mình đang điểu trị về tình hình tiến triển của việc điều trị, việc lựa chọn phương pháp điều trị cho giai đoạn tiếp theo,..để có thể chọn cho mình một phương pháp điều trị mà bản thân cảm thấy yên tâm, tin tưởng nhất.

Rất nhiều người nghĩ việc lấy ý kiến thứ 2 (second opinion) đồng nghĩa với việc thay bác sĩ điều trị, chuyển viện, hay thay đổi sang phương pháp điều trị khác, nhưng thực tế không phải như vậy. Second Opinion đơn thuần chỉ chỉ việc bệnh nhân tham khảo thêm ý kiến từ một bác sĩ khác mà thôi.

Có rất nhiều trường hợp bệnh nhân cảm thấy không hoàn toàn tin tưởng và yên tâm với phần chẩn đoán và hướng điều trị mà bác sĩ của mình đưa ra. Bằng cách tham khảo thêm ý kiến từ một bác sĩ khác, bệnh nhân có thể cân nhắc thêm về ý kiến mà bác sĩ điều trị của mình đã đưa ra dưới 1 góc độ khác.

Nếu chẩn đoán cũng như hướng điều trị của bác sĩ thứ 2 có trùng khớp với ý kiến của bác sĩ điều trị hiện thời, thì đây cũng là cơ hội để bệnh nhân có thể hiểu rõ hơn về bệnh tình của mình và thêm yên tâm với hướng điều trị được đề xuất. Ngược lại, nếu bác sĩ thứ 2 đưa ra một hướng điều trị khác với hướng ban đầu, thì bệnh nhân cũng sẽ có thêm nhiều lựa chọn để cân nhắc hơn.

⚠️ Tuy vậy, cần chú ý là tuỳ vào tình trạng và tiến triển của bệnh mà bệnh nhân có thể không có nhiều thời gian để cân nhắc trước khi chính thức bắt đầu việc điều trị. Vì thế, nếu muốn tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ khác, thì tốt nhất bệnh nhân nên trao đổi sớm với bác sĩ điều trị hiện tại để nắm rõ được tình trạng bệnh hiện tại và mức độ cấp thiết của việc điều trị trước khi bắt đầu lấy second opinion.

✅ HÃY LUÔN TRÂN TRỌNG Ý KIẾN ĐẦU TIÊN (First Opinion)

Để tránh rơi vào tình trạng sau khi nghe ý kiến từ nhiều bác sĩ lại càng bối rối vì không biết nên chọn phương pháp nào, bệnh nhân cần hiểu thật kĩ về ý kiến của vị bác sĩ đầu tiên phụ trách mình (First Opinion). Vì nếu khi nghe ý kiến đầu tiên mà bệnh nhân không hiểu rõ về tình trạng bệnh của bản thân, mức độ tiến triển của bệnh, lý do mà bác sĩ đề xuất phương pháp điều trị đó,…đã đi xin ý kiến của bác sĩ thứ 2 thì sẽ dễ trở nên hoang mang.

Để đi xin ý kiến thứ 2 từ bác sĩ khác, bệnh nhân nên trao đổi với bác sĩ phụ trách hiện tại về việc mình muốn tham khảo ý kiến thứ 2 (second opinion), sau đó nhờ họ viết thư giới thiệu có ghi rõ nội dung chẩn đoán về tình trạng bệnh hiện thời, kết quả thử máu, phim chụp CT, MRI, kết quả chẩn đoán hình ảnh về các chẩn đoán bệnh lý khác,…Các tài liệu được cũng cấp bởi bác sĩ/bệnh viện mà bệnh nhân đang khám sẽ là nguồn thông tin vô cùng quan trọng giúp bác sĩ mà bạn muốn xin secon opinion có thể tham khảo để đánh giá một cách tổng quát, khách quan nhất nhầm đưa ra được những lời khuyên thích hợp.

✅ CÁCH CHỌN BỆNH VIỆN/ BÁC SĨ ĐỂ XIN SECOND OPINION

Trong những năm gần đây, rất nhiều bệnh viện có điều trị bệnh ung thư ở Nhật đều có nơi tiếp nhận bệnh nhân muốn tới để lấy ý kiến thứ 2, trong tiếng Nhật gọi là セカンドオピニオン外来 (Second opinion outpatient).

Nếu bạn không biết nên chọn bệnh viện nào để xin ý kiến thứ 2, thì có thể liên hệ trung tâm hỗ trợ- tư vấn về bệnh ung thư của các bệnh viện có liên kết điều trị -chẩn đoán ung thư để nhờ họ giới thiệu các nơi có dịch vụ này và thế mạnh chuyên môn của từng bệnh viên. Hoặc cụ thể hơn, ví dụ nếu bạn được bác sĩ hiện thời đề xuất phương pháp phẫu thuật, nhưng bạn lại muốn xạ trị hơn, thì bạn có thể tìm tới các bệnh viện có bác sĩ có chuyên môn cao về xạ trị ung thư để xin second opinion.

⚠️ Để việc xin second opinion đạt được hiệu quả cao nhất, trước khi đi gặp bác sĩ thứ 2, bạn nên sắp xếp lại các ý cần hỏi, những nguyện vọng muốn truyền đạt rồi note ra một tờ giấy để có thể trình bày được hiệu quả và đầy đủ nhất những ý muốn nói trong khoảng thời gian giới hạn. Và nếu có thể thì bạn không nên đi một mình. mà nên nhờ ai đó mà mình cảm thấy tin tưởng đi cùng nữa nhé.

✅ LƯU Ý SAU KHI ĐÃ THAM KHẢO Ý KIẾN THỨ 2

Sau khi đã tham khảo ý kiến thứ 2, hãy nhớ gặp và trao đổi lại với bác sĩ phụ trách hiện tại về việc sau khi tham khảo thêm ý kiến từ 1 bác sĩ khác, thì suy nghĩ về bệnh tình cũng như hướng điều trị của bạn đã thay đổi như thế nào, rồi cùng ngồi thảo luận lại 1 lần nữa về hướng điều trị sau này.

Bằng việc nghe ngược lại những ý kiến của bác sĩ phụ trách về ý kiến thứ 2 đó, bạn sẽ lại có thêm cơ hội hiểu rõ hơn về các lựa chọn điều trị để chọn ra được biện pháp mà bản thân mình thấy yên tâm nhất.

👉🏽. Cũng có trường hợp, sau khi tham khảo ý kiến thứ 2, bệnh nhân quyết định sẽ điểu trị luôn tại bệnh viện đó. Khi đó, thì bệnh nhân sẽ cần tiến hành 1 số các thủ tục để 2 bệnh viên có thể bàn giao thông tin bệnh nhân cho nhau. Có cả trường hợp bệnh nhân lựa chọn điều trị ở bệnh viện mình đã lấy second opinion. nhưng lại theo dõi tình hình sau điều trị tại bệnh viện ban đầu. Nói tóm lại, bạn luôn nên giữ gìn mối quan hệ mật thiết với bác sĩ phụ trách đầu tiên vì họ là một trong những người hiểu rõ nhất về tình hình bệnh của bạn.

#japan_medical_gate
#second_opinion

=============================

📣Các bạn có thể hỏi thêm về khám và điều trị bệnh tại Nhật theo các địa chỉ dưới đây:

🇯🇵 Tại Nhật:

🏥 Công ty Wap

– Địa chỉ: Tokyo, Minato-ku, Shirokanedai 3-16-11, Minegishi Build 3F
– Sdt: (+81) 3-6687-1033
– Hotline (tiếng việt) : (+81) 80-9679-3939

 

🇻🇳 Tại Việt Nam:
🏥 Văn phòng đại diện WAP tại Việt Nam (TOMO-MED)
– Địa chỉ: tầng 3 – Espace – tòa nhà SAVINA, số 1 Đinh Lễ, Hà Nội.
– Hotline: (+84) 904-529-276