🌸Đầu tiên chúng ta phải nói về tầm soát ung thư là gì?
Tầm soát ung thư là 1 loại khám sức khỏe tổng quát, có nhiều xét nghiệm và kiểm tra để có thể phát hiện bệnh trong thời kì ban đầu chưa xuất hiện triệu chứng gì.
Vậy thì những mục nào được gọi là những mục tiêu chuẩn của 1 buổi khám tầm soát ung thư?
Trong bài viết này, WAP sẽ nói về các mục khám cơ bản để tầm soát ung thư của người trên 40 tuổi và được Bộ Y Tế Nhật công nhận, bao gồm:
- Đo nhân trắc
- Huyết áp
- Điện tâm đồ
- Khám mắt
- Đo thính lực
- Kiểm tra chức năng hô hấp
- X-quang ngực
- X-quang đường tiêu hóa trên (hoặc là nội soi đường tiêu hóa trên
- Siêu âm ổ bụng
- Xét nghiệm máu
- Xét nghiệm phân
- Xét nghiệm nước tiểu
- Nội chẩn
Ngoài ra tùy vào giới tính và bệnh nền hay tiền sử bệnh của bản thân hoặc trong người gia đình sẽ có thêm các mục khám dạng tự chọn (option).
Để có thể khám được chừng này thứ thì mất nguyên 1 ngày, và phải đi đi lại lại rất nhiều do vậy rất nhiều người phát hiện ra có 1 phương pháp rất ổn all-in-one kiểm tra hết mọi thứ mà chỉ cần 1 lần chụp chiếu đó là chụp PET hay còn gọi là PET-CT
🌸Vậy mình cùng tìm hiểu PET-CT là gì nhé?
PET-CT là sự kết hợp của chụp PET và chụp cắt lớp CT
PET là một xét nghiệm sử dụng hình ảnh được chụp bằng máy ảnh đặc biệt để kiểm tra các khu vực tập trung một lượng lớn “Đường phóng xạ” 18F-FDG đã tiêm vào cơ thể, đồng thời để kiểm tra sự hiện diện và mức độ lan rộng của bệnh ung thư. Vì 18F-FDG lan truyền khắp cơ thể qua đường máu nên PET có thể phát hiện ung thư khắp cơ thể chỉ trong một lần kiểm tra. Tuy nhiên, hình ảnh PET không rõ nét, khó nắm bắt chính xác vị trí, kích thước, hình dạng.
Để khắc phục tình trạng này, CT được sử dụng để giảm bớt các nhược điểm của PET. CT là một xét nghiệm sử dụng tia X để chụp nhiều hình ảnh cắt ngang của cơ thể để hình ảnh bên trong cơ thể và chẩn đoán tình trạng. CT không phù hợp để phát hiện ung thư toàn bộ cơ thể vì nó chụp ảnh các bộ phận cụ thể, nhưng nó phù hợp để kiểm tra vị trí, kích thước và hình dạng chính xác của ung thư.
🌸Nhìn thì có vẻ như PET-CT đang có những ưu điểm không bì kịp. Vậy thì lí do tại sao các xét nghiệm khác vẫn là các mục không thể bỏ được khi tầm soát ung thư?
PET-CT có đặc điểm là khó thể phát hiện ra được những ung thư sau:
- Ung thư dạ dày (đặc biệt là ở giai đoạn đầu)
- Ung thư thận
- Ung thư niệu quản
- Ung thư bàng quang
- Ung thư tuyến tiền liệt
- Ung thư biểu mô tế bào gan
- Ung thư đường mật
- Bệnh bạch cầu
- Một số bệnh ung thư phổi
- Ung thư nhỏ dưới 5 mm, v.v.
- U não
Lí do PET-CT khó phát hiện ra những ung thư trên vì PET sử dụng 1 loại phóng xạ giống như đường GLUCOSE là đường cơ thể vẫn hấp thụ hàng ngày, do vậy với những người bị tiểu đường thì kiểm tra này sẽ không đem lại hiệu quả tối ưu cũng như có những bộ phận hấp thụ quá nhiều “Đường phóng xạ” ví dụ như não, hay tuyết tiền liệt hoặc rất khó hấp thu “Đường phóng xạ” như tụy, gan v.v…
Ngoài ra do sử dụng “Đường phóng xạ” và sử dụng cả CT nên lượng nhiễm xạ sẽ cao hơn bình thường, không phù hợp với phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú. Những người đứng cạnh cũng bị nhiễm xạ theo, do vậy, sau đi chụp xong sẽ không được ở gần trẻ em trong khoảng 10 tiếng.
👉Nói đến đây chắc các bạn cũng hiểu, tại sao mặc dù PET-CT là 1 xét nghiệm có lợi thế rất lớn trong việc phát hiện ra ung thư, tuy nhiên, nó không thể thay thế hết toàn bộ các phương pháp khác rồi phải không?
Hi vọng bài viết này của WAP giúp mang lại cho mọi người 1 số những thông tin có ích trong việc lựa chọn những nội dung tầm soát ung thư hàng năm🤗
CÁC SẢN PHẨM ĐANG BÁN CHẠY CỦA WAP!
********************************
Các bạn có thể hỏi thêm về tế bào gốc cũng như khám và điều trị bệnh tại Nhật theo các địa chỉ dưới đây:
Tại Nhật:
Công ty Wap
– Địa chỉ: Tokyo, Minato-ku, Shirokanedai 3-16-11, Minegishi Build 3F
– Sdt: (+81) 03-6687-1033
– Hotline (Tiếng Việt) : (+81) 08096793939
Tại Việt Nam:
Văn phòng đại diện Wap
– Otomon Tại Việt Nam (Tomo-Med)
– Địa chỉ: Tầng 3 – Espace – Tòa Nhà Savina, Số 1 Đinh Lễ, Hà Nội.
– Hotline: +84-904529276